MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bạn nghĩ nước lẩu thừa thì đổ đi nhưng người này thì không: Miệt mài gom về chế làm nhiên liệu máy bay

20-02-2023 - 11:59 AM | Sống

Sichuan Jinshang Environmental Technology đã xuất khẩu nước lẩu thừa dưới dạng nhiên liệu máy bay từ Trung Quốc sang châu Âu.

12.000 tấn nước lẩu thừa mỗi tháng được thải khỏi thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Được tạo thành từ nước hầm xương, mỡ động vật và cả một chút dầu thực vật, nước lẩu có đặc tính như dầu này hiện đang được xử lý bằng cách... xuất khẩu sang Singapore và châu Âu.

Bạn nghĩ nước lẩu thừa thì đổ đi nhưng người này thì không: Miệt mài gom về chế làm nhiên liệu máy bay - Ảnh 1.

Trong nước lẩu thừa có mỡ động vật và nhiều chất khác có thể tái chế thành nhiên liệu - Ảnh: Bloomberg

Từ 2016, startup có tên Sichuan Jinshang Environmental Technology (SJET) đã xuất khẩu nước lẩu này sang các khu vực trên để tái chế chúng thành nhiên liệu sinh học đủ chất lượng để vận hành máy bay.

Nền công nghiệp hàng không đóng góp 2% tổng lượng khí thải trên toàn cầu và họ luôn phải chịu áp lực tìm ra các loại nhiên liệu bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Dầu thừa thải ra từ các nhà hàng là một nguồn nhiên liệu bền vững như vậy và xét tới độ phổ biến của lẩu tại Trung Quốc, "tiềm năng" lẫn số lượng của loại nhiên liệu này là vô cùng lớn.

Bạn nghĩ nước lẩu thừa thì đổ đi nhưng người này thì không: Miệt mài gom về chế làm nhiên liệu máy bay - Ảnh 2.

SJET có hẳn tổ hợp nhà máy lớn để xử lý nước lẩu thừa thành dầu công nghiệp trước khi xuất khẩu chúng sang châu Âu - Ảnh: Bloomberg

Trước khi vận chuyển khỏi Trung Quốc, số nước lẩu thừa trên sẽ được SJET xử lý thành dầu công nghiệp tổng hợp. Khi tới châu Âu hay Singapore, chúng sẽ tiếp tục được xử lý bởi BP hay Nester Oyj - nhà sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững số 1 thế giới hiện nay.

Cuộc đua những chiếc “máy bay không cánh” hao tiền tốn của đang diễn ra ở châu Á và châu Âu

Theo Quang Phong

Thể thao văn hóa

Trở lên trên