Bán nhà phố lấy 16 tỷ đồng về quê "trồng rau nuôi cá" với mô hình lạ, tôi lỗ nặng sau 1 năm: Chạy theo trào lưu nhưng phải nắm vững điều này mới thành công
Bán nhà ở Quảng Châu (Trung Quốc) rồi đâm đầu khởi nghiệp theo trào lưu, tôi đầu tư cả núi tiền vào nhưng vẫn thất bại vì thiếu một điều quan trọng nhất.
- 31-05-2023Đào được khúc gỗ 20m "đen sì" từ dưới sông, anh nông dân run rẩy khi nghe chuyên gia phán: "Nó đáng giá hàng trăm tỷ đồng"
- 30-05-2023Khoe gửi ngân hàng hơn 6 tỷ đồng tiền đền bù phá nhà, ông cụ tá hỏa khi đến rút thì bị từ chối, cảnh sát lập tức điều tra mới làm rõ sự tình
- 29-05-2023Vụ kiện "trái khoáy" nhất Trung Quốc: Thấy giá nhà tăng 366 lần sau 20 năm bán đi, gia chủ kiện người mua vì đòi mà không chịu trả lại nhà
*Dưới đây là bài viết của tác giả Đàm Nghiêm Vũ đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc).
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã làm việc chăm chỉ ở Quảng Châu trong nhiều năm và tiết kiệm đủ tiền mua một căn nhà trị giá 2 triệu NDT để ổn định cuộc sống.
Vài năm sau đó, khi trào lưu về quê khởi nghiệp nổ ra, công việc kỹ sư cơ khí của tôi cũng đang gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, tôi đánh liều nghỉ việc, quyết định bắt đầu bước ra khỏi vùng an toàn để tự tìm lối đi riêng cho mình.
Về quê lập nghiệp với mô hình lạ
Sau 1 tuần nghiên cứu các mô hình khởi nghiệp nở rộ thời điểm đó, tôi nhìn thấy tiềm năng phát triển của thị trường rau sạch. Những loại rau bày bán tràn lan ở các chợ lúc đó thường xuyên gặp vấn đề về an toàn thực phẩm.
Hơn nữa, thị trường thực phẩm ở thành phố cạnh tranh rất khốc liệt, với một người mới sẽ khó mà trụ vững được.
Trong khi đó, vùng quê của tôi không quá xa thành phố, nếu có thể trồng rau rồi phân phối vào thị trường thành thị thì chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn nhiều so với việc nhập các loại rau từ nơi khác. Nhận thấy lợi thế tự nhiên này là cơ hội để mình làm giàu, tôi quyết định bán đi căn nhà ở phố rồi cầm lấy 4,8 triệu NDT (tương đương 16 tỷ đồng) trở về quê để khởi nghiệp.
Ban đầu, tôi chi hơn 1,5 triệu NDT xây nhà kính và trồng rau trên mảnh đất thuê của người quen trong làng. Trong lần trồng thử nghiệm đầu tiên, tôi trồng hơn chục giống rau củ cùng một lúc để đa dạng nguồn hàng. Tuy nhiên khi cung cấp rau cho thị trường, tôi sốc vì chỉ bán được 1/5 số đó.
Sau khi tìm hiểu, tôi nhận ra việc đa dạng loại rau là một bất lợi khi thị trường chỉ có có nhu cầu lớn đối với một số loại rau ăn nhất định. Nếu vẫn chi tiền trồng những loại rau khác, tôi sẽ lỗ to. Do đó lần thử nghiệm tiếp theo, tôi chỉ trồng vài loại rau chính, đồng thời kết hợp với mô hình nuôi cá đang phổ biến ở quê để có thể khai thác tối ưu diện tích đất thuê.
Lỗ to sau 1 năm
Tôi chi thêm 2 triệu NDT để mời chuyên gia về hướng dẫn và mua thêm trang thiết bị chuyên dụng để thực hiện mô hình aquaponics - “trồng rau, nuôi cá kết hợp” độc lạ này. Sau vài tháng đi vào thử nghiệm, tôi tá hỏa khi rau đang xanh tươi bỗng úa vàng, cá thì chết hàng loạt. Lúc đó, tiền vốn bỏ ra ban đầu còn chưa kịp thu hồi cộng thêm gánh nặng từ việc trang trải chi phí thuê đất, trả nhân công hàng tháng khiến tôi vô cùng suy sụp.
Tuy nhiên, vì nghĩ đã đâm lao thì phải theo lao, tôi dùng nốt số tiền cuối cùng để mời chuyên gia về tìm nguyên nhân và tìm cách giải quyết. Sau khi tìm hiểu, chuyên gia cho biết nguyên nhân khiếu rau vàng úa có thể do thiếu nguyên tố vi lượng, còn cá chết do đường ống oxy chính bị rò rỉ và mật độ nuôi cao.
Theo lời chỉ dẫn, tôi lại đầu tư thay thế đất bằng sỏi để trồng rau. Đặc biệt sỏi có thể hút một phần nước, ngay cả khi thời tiết nhiệt độ cao, sỏi có thể cung cấp độ ẩm cho cây rau vào ban đêm. Tiếp đó, tôi lắp đặt thêm hệ thống theo dõi tự động cho khu vực nuôi cá. Khi có sự cố xảy ra với một chỉ số nào đó, báo động sẽ được bật lên để kịp thời xử lý tình hình.
Bài học xương máu khi khởi nghiệp
Sau hơn 1 năm thử nghiệm mô hình mới, tôi chưa kịp thu được đồng vốn nào đã tiêu hết tiền vào việc khắc phục hậu quả do sự thiếu hiểu biết về chuyên môn của mình. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng mình đã nắm bắt được cơ hội để làm giàu, nhưng sau khi đi vào thực hiện, tôi mới nhận ra một sự thật phũ phàng.
Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, tôi mải chạy theo những mô hình kinh doanh nở rộ tại thời điểm đó mà không nghiên cứu sâu. Kết quả là dự án không đạt được thành công như mong đợi và bị thua lỗ nặng nề. Việc trang bị kiến thức chuyên môn là việc vô cùng quan trọng và là yếu tố quyết định phần lớn sự thành công của bạn.
Do đó, thay vì cứ đầu tư thật nhiều tiền của vào mô hình khởi nghiệp, trước hết hãy trang bị cho mình một khối lượng kiến thức đủ dùng để có thể ứng biến được với những tình huống gặp phải trong lúc thực hiện. Có như thế, bạn vừa có thể tiết kiệm thời gian và hạn chế được những khoản tiền không cần thiết. Đồng thời, tỷ lệ thành công khi khởi nghiệp cũng cao hơn.
Hiện tại, tôi vẫn cố gắng duy trì của mình song song với việc tham gia nhiều khóa học để nâng cao thêm kiến thức về chuyên ngành. Hy vọng trong tương lai, mô hình này khi được triển khai một cách hoàn thiện và chỉn chu sẽ giúp tôi gỡ vốn và kinh doanh phát triển hơn.
(Theo Toutiao)
Nhịp sống thị trường