Bạn sống nội tâm và thường xuyên đãng trí? Một số nghiên cứu cho thấy bạn có thể là một thiên tài!
Mặc dù, không phải tất cả những người hướng nội đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn hay suy nghĩ lung tung hoặc quên đi một điều gì đó thì cũng đừng quá lo lắng.
- 13-05-2021Đọc sách: Nhìn được nội tâm chính mình, hiểu được bề ngoài thế giới
- 23-12-2020Nghiên cứu tâm lý học: Người hướng nội mang lại cho người khác cảm giác an toàn
- 27-09-2020Sự mạnh mẽ của một người tới từ sự trưởng thành trong nội tâm: Càng là người bản lĩnh, càng có 4 hành vi hơn người
Một ngày nọ, tôi muốn uống một cốc mocha.
Như thường lệ, tôi ghé vào Starbucks. Có hàng chục chiếc xe cũng đang xếp hàng để chờ đợi. Đầu óc tôi bay bổng, miên man về những ý tưởng mới cho cuốn tiểu thuyết sắp tới của mình. Tôi không biết mình đã xếp hàng trong bao lâu, chỉ vô thức tiến về phía trước.
Đột nhiên, tôi nhận ra mình đã gọi nước từ lúc nào và đang đứng trước cửa lấy đồ.
Một người đàn ông xuất hiện, nhắc nhở tôi với thái độ vô cùng hòa nhã. Lúc này, tôi giật mình, ngượng ngùng khi nhận ra mình đang cản trở cả một hàng dài phía sau. Ôi không. Tôi hoàn đắm chìm trong cuốn tiểu thuyết của mình.
Đây không phải là lần đầu tiên chuyện như thế này xảy ra. Một lần khác, bạn cùng phòng đã nhặt được kính mắt của tôi trên quầy và hỏi: "Cái này là của bạn phải không?" Tôi đã nhìn nó và trả lời đầy dứt khoát: "Không!" Và phải mất một ngày để tôi kiểm tra và xác thực rằng nó chính là của mình.
Là một người hướng nội, tôi thường có những suy nghĩ vẩn vơ. Nhưng một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy, nó không tệ như chúng ta vẫn nghĩ.
Tại sao những người hướng nội thường đãng trí?
Trước tiên, hãy làm rõ thế nào là một người hướng nội. Thay vì chọn những nơi xô bồ, náo nhiệt, họ lại thích sống ở những nơi yên bình, ít thị phi.
Không có gì là lạ khi những người hướng nội được coi là các "nhà thông thái" thường xuyên đãng trí. Chúng tôi tập trung vào những suy nghĩ, lặp đi lặp lại các vấn đề trong tâm trí. Chúng tôi thu mình vào một thế giới riêng, chìm đắm trong bộn bề những suy tư và mơ mộng. Không dễ dàng bỏ cuộc là một trong những yếu tố đặc trưng của những người hướng nội. Như Albert Einstein từng nói: "Có thể chúng tôi không quá thông minh, nhưng chúng tôi có đủ sự kiên trì và nhẫn nại."
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người hướng nội thường có tỷ lệ chất xám trong vỏ não trước nhiều hơn và dày hơn so với những người khác. Vì vậy, khả năng tư duy trừu tượng và đưa ra quyết định của họ khá là nổi bật.
Đối với những người hướng nội, bộ não xử lý thông tin sâu là một món quà vô giá. Nhưng đôi khi, nó khiến họ trở nên lạc lối trong chính những suy nghĩ của mình.
Bạn nghĩ rằng bộ não của mình có thể làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc? Suy nghĩ đó là sai lầm, bởi sự đa nhiệm hoàn toàn không tồn tại. Trên thực tế, các nhiệm vụ đang được chuyển đổi một cách nhanh chóng và bộ não của bạn chỉ có thể làm một việc duy nhất tại một thời điểm nhất định - chẳng hạn như gọi đồ Starbucks hoặc lên kế hoạch cho cuốn tiểu thuyết sắp tới của mình.
Tuy nhiên, 'sự đãng trí' không chỉ xuất hiện ở những người hướng nội. Tôi biết một số người hướng ngoại cũng thường xuyên làm mất đồ, hay quên… Nhưng nguồn gốc dẫn đến 'sự đãng trí' của họ rất khác nhau. Người hướng ngoại lơ đễnh vì sự chú ý của họ đang chuyển sang một mục tiêu mới. Còn người hướng nội thì vẫn chưa thể kết thúc những dòng suy nghĩ trong đầu của mình.
Nhưng một sự thật không thể chối cãi là những người hướng nội có khả năng bị đãng trí cao hơn so với những người khác.
Những người đãng trí có thể là thiên tài
Tiến sĩ Matt Taylor, người đứng sau sự thành công của Rosetta, đã góp phần không nhỏ trong việc đưa một con tàu thăm dò lên sao chổi cách trái đất 300 triệu dặm. Đây là một trong những thành tựu quan trọng giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc về nguồn gốc của sự sống. Ông được đánh giá là một người thông minh và tài giỏi.
Nhưng đôi khi, Taylor không thể tìm thấy xe của mình trong bãi đỗ.
Và thỉnh thoảng, một số người nói ông "khá vô dụng" và "ngớ ngẩn."
Tương tự như vậy, Einstein từng bị lạc khi đến Princeton, New Jersey. Tiến sĩ Michael Woodley cho biết, Einstein đã bước vào một cửa hàng và nói: "Xin chào, tôi là Einstein, bạn có thể đưa tôi về nhà được không?" Nhà khoa học lỗi lạc này không thể lái xe ô tô, và rất nhiều điều nhỏ nhặt hàng ngày khác đều nằm ngoài khả năng của ông.
Theo Tiến sĩ Woodley, có thể có một mối liên hệ nào đó giữa chứng đãng trí và thiên tài. Ông cho rằng những người được coi là thiên tài có một bộ não hoạt động vô cùng nhạy bén và không thể xử lý được các chi tiết nhỏ.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng những đứa trẻ hay mơ mộng, có vẻ mất tập trung và thường xuyên lơ đãng thật sự có thể thông minh hơn so với những đứa trẻ khác.
Mặc dù, không phải tất cả những người hướng nội đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn hay suy nghĩ lung tung hoặc quên đi một điều gì đó thì cũng đừng quá lo lắng. Bộ não của bạn vẫn đang hoạt động rất hiệu quả.
Doanh nghiệp và tiếp thị