Bản thân chính là chướng ngại lớn nhất ngăn bạn có các quyết định đúng đắn, đừng để cuối đời phải sống trong ân hận vì lỡ mắc phải 5 điều này
Cuộc đời chúng ta được vây quanh bởi chuỗi các quyết định, lớn lao có, nhỏ nhặt có. Thế nhưng đôi khi chúng ta cũng phải đối mặt với những vấn đề mà chỉ cần “sai một ly đi một dặm”. Thời gian có thể hàn gắn mọi thứ nhưng hậu quả mà những quyết định sai lầm để lại nhiều khi là vĩnh viễn.
- 12-02-20195 quy luật ngầm ở nơi làm việc, là người đi làm mà không hiểu rõ thì sự nghiệp chỉ "dậm chân tại chỗ"
- 11-02-20193 định luật đơn giản thay đổi cuộc đời hàng triệu người: Sống trên đời, không cần thông minh hay may mắn mà chỉ cần duy nhất phẩm cách này
Theo một nghiên cứu gần đây của Đại học Columbia, trung bình một ngày mỗi người phải đối mặt với 70 quyết định – một con số không hề nhỏ. Hơn thế nữa, việc phải giải quyết quá nhiều thứ cùng lúc sẽ dẫn tới hiện tượng mà chúng ta vẫn gọi vui là “đơ” não – trạng thái mệt mỏi của hệ thần kinh trung ương.
Cũng theo một khảo sát của Đại học Texas, kể cả khi não chúng ta không rơi vào tình trạng “đơ đơ”, việc đưa ra một quyết định đúng đắn, mang tính chiến lược cũng không phải là chuyện đơn giản. Khi cân nhắc lựa chọn giải pháp cho một vấn đề nào đó, thay vì tập trung vào tổng thể kinh nghiệm, tri thức đã tích lũy được, não bộ con người có xu hướng đi sâu vào những chi tiết vụn vặt không đáng quan tâm.
Ví dụ, bạn đang định mua xe và hạ quyết tâm rằng nhất định phải tậu được một chú xế hộp "xịn" dù tình hình tài chính của bạn không được khả quan cho lắm. Bạn hiểu rõ tình trạng “rỗng túi” của mình nhưng vẫn sống chết với quyết định trên chỉ đơn giản là vì bạn không thể nghĩ gì khác ngoài cảm giác sang chảnh khi ngồi lên chiếc xe đó dạo chơi một vòng quanh thành phố.
Trong trường hợp này, não bộ bị đánh lừa bởi các nhân tố bên ngoài như ý kiến chủ quan của người khác. Việc này là không tránh khỏi nếu chúng ta bị đặt trong hoàn cảnh phải quyết định một thứ mà mình chưa từng trải qua hay có kinh nghiệm.
Thật buồn cười khi nói bản thân chúng ta chính là chướng ngại lớn nhất ngăn chúng ta chạm tay tới các quyết định đúng đắn. Thế nhưng, cứ thử nghĩ mà xem, có phải ngay cả những việc rất nhỏ như trưa nay ăn gì, đi làm đường nào không tắc cũng khiến bạn đau đầu vì không thể tìm ra giải pháp tối ưu, đúng không? Đó chính là bản chất của não bộ con người: Phức tạp hóa mọi vấn đề.
Bronnie Ware, một điều dưỡng tâm huyết, đã dành cả đời chăm sóc các bệnh nhân, những người có thời gian sống đôi khi chỉ tính bằng ngày, giờ. Trong suốt quãng thời gian đó, trong mỗi cuộc trò chuyện bên giường bệnh, bà không bao giờ quên hỏi những bệnh nhân đó về điều mà họ nuối tiếc nhất.
Đến tận bây giờ, thứ ám ảnh Ware nhất có lẽ chính là sự ân hận mà những con người gần đất xa trời đó liên tục nhắc lại về những quyết định họ đã đưa ra trong cuộc đời. Biết đâu đấy, những lời hối lỗi muộn màng đó lại là chiếc phao cứu sinh đưa bạn thoát khỏi biển đen tuyệt vọng tăm tối.
Họ hối tiếc vì đã đưa ra những quyết định vì người khác
Có 2 trường hợp điển hình xảy ra khi một người ra quyết định dựa trên ý kiến của người khác:
Chọn sai nghề. Không hiếm những cử nhân tốt nghiệp đại học đem tấm bằng về chỉ để "trang trí" rồi làm một công việc chẳng hề liên quan. Cũng không thiếu những con người chọn việc chỉ vì người khác bảo việc này hot để rồi sau này “tiến thoái lưỡng nan”, việc thì ghét, bỏ việc thì chẳng biết làm sao nuôi thân. Chọn việc mà không vì đam mê mà vì “bố mẹ em bảo thế”, “thấy nghề này lương cao lắm” thì chẳng mấy chốc bạn cũng ngán công việc đó lên tận cổ mà thôi!
Đánh mất giá trị bản thân. Nếu bạn cứ chăm chăm nghĩ xem người khác đánh giá mình ra làm sao, cần bao nhiêu tiền để mua được hạnh phúc, bạn đang hủy hoại chính con người mình. Khát vọng trở thành người tốt trong mắt người khác sẽ không bao giờ mang lại những cảm xúc tốt đẹp trong lòng bạn.
Đừng ra quyết định vì người khác, hãy ra quyết định vì chính bản thân mình. "Người khác" không phải là người làm chủ cuộc đời bạn nên ý kiến của họ chỉ để tham khảo, chỉ vậy thôi, không hơn không kém. Bạn và ý kiến của bạn là những thứ duy nhất cần lưu tâm khi đưa ra quyết định.
Họ hối tiếc vì đã lựa chọn dành phần lớn cuộc đời để "cắm đầu" vào công việc
Công việc là thứ có khả năng thay đổi cuộc đời mỗi con người, mang lại vô số tiềm năng phát triển, thậm chí là niềm vui nhưng đánh đổi gia đình, người thân lấy công việc chưa bao giờ đáng. Mỉa mai thay, chúng ta nai lưng làm việc để kiếm tiền giúp những người ta thương yêu hạnh phúc mà không hề nhận ra rằng sự hiện diện của chính chúng ta mới là thứ họ cần chứ không phải tiền bạc.
Chìa khóa ở đây chính là sự cân bằng giữa làm những gì mình thích và dành thời gian với những người mình thương yêu. Đừng để bản thân phải hối hận vì đã không làm vế thứ hai bạn nhé!
Họ tiếc nuối vì đã sống kìm nén, không chia sẻ cảm xúc của bản thân nhiều hơn
Bố mẹ dạy con trẻ rằng đừng vạch áo cho người xem lưng, đừng bao giờ đem những cảm xúc cá nhân kể lể với người khác. Cảm xúc, cũng giống như nham thạch, bị kìm nén quá lâu sau này bùng lên, phun trào sẽ vô cùng nguy hiểm. Tốt hơn hết, hãy cứ thành thật với những gì bạn cảm nhận.
Nếu bạn không hài lòng với mức lương của mình, hẹn gặp sếp để hỏi cho ra nhẽ. Sau cuộc gặp mặt đó, bạn sẽ làm được một trong hai điều sau: nhận mức lương hơn hoặc biết được những điều cần làm để cải thiện túi tiền của mình. Ngược lại, nếu cứ ôm khư khư nỗi ấm ức đó trong lòng, bạn sẽ càng tụt lại xa hơn trên đường chạy của chính mình.
Nếu như quay có thể quay ngược thời gian, họ ước rằng đã không "bỏ rơi" mối quan hệ bạn bè
Cuộc sống bộn bề đôi khi làm chúng ta quên đi những mối quan hệ tốt đẹp mình đã từng và đang có. Tình bạn là thứ đầu tiên con người ta hi sinh để đạt được mục tiêu sống của mình. Thế nhưng, hãy nhớ rằng tình bạn là liều thuốc chống stress công hiệu nhất và là nguồn năng lượng tích cực nhất mà không một nhân tố nào khác có thể đem lại cho chúng ta.
Họ hối hận vì đã không đối xử với bản thân tốt hơn trong quá khứ
Ở cuối con đường, khó khăn dường như chẳng là gì cả so với những gì tốt đẹp đã xảy ra. Trong cơn khổ đau, người ta vẫn thường nói “Tôi không có sự lựa chọn nào khác” nhưng xin thưa, chịu đựng cũng là một lựa chọn, cũng là một quyết định trong số vô vàn quyết định khác. Thay vì chọn đau khổ, bạn luôn có thể chọn nở nụ cười và sống lạc quan.
Success