MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bạn thích cuộc sống bình yên, nhưng thực tế lại luôn là sóng ngầm: Con đường thành công vốn dĩ không đông đúc, bởi lẽ có quá nhiều người sớm đã từ bỏ

12-01-2021 - 09:58 AM | Sống

Bạn thích cuộc sống bình yên, nhưng thực tế lại luôn là sóng ngầm: Con đường thành công vốn dĩ không đông đúc, bởi lẽ có quá nhiều người sớm đã từ bỏ

Nếu bạn cứ ngây ngô vô tri, buông thả bản thân, xem cuộc sống là bình yên, vậy thì thứ đợi bạn không chỉ đơn thuần là sự lạc hậu.

01

Bạn thích một cuộc sống sóng yên biển lặng, nhưng thực tế cuộc sống lại luôn là sóng ngầm không ngừng cuộn trào.

Trước đó, một trạm thu phí đã bị cho dừng hoạt động, mọi nhân viên làm ở đó đều bị mất việc.

Vì chuyện này, họ không ngừng tìm tới ban quản lý để đòi lại công bằng.

Trong đó có một người phụ nữ không ngừng khóc lóc và nói: "Năm nay tôi 36 tuổi rồi, cả thanh xuân của tôi đều trao hết cho trạm thu phí này, giờ tôi cái gì cũng không biết làm, cũng chẳng có mấy ai thích chúng tôi, tôi cũng chẳng học được cái gì nữa rồi…"

Nếu chứng kiến câu chuyện này qua màn hình điện thoại, cảm xúc đầu tiên của bạn có lẽ là cảm thấy xót thương cho họ, nhưng đứng từ một góc độ khác, thực ra, cái nên bi thương ở đây không phải là vì người phụ nữ ấy sắp thất nghiệp, mà là mới chỉ 36 tuổi, nhưng người phụ nữ ấy đã đánh mất đi dũng khí đối mặt với cuộc đời.

Và trong cuộc sống, những ví dụ như vậy lại không hề thiếu.

A., chú của một người học trò của tôi, sau khi tốt nghiệp, đã vào làm cho một doanh nghiệp dệt của nhà nước.

Khi đó, ngành dệt đang rất phát triển, thu nhập được đảm bảo, phúc lợi đãi ngộ tốt, đi làm thì cứ một tờ giấy một tách trà, vô cùng thảnh thơi.

Sau này, A. hùa theo mấy nhân viên ở công ty lười biếng, uống rượu, đánh bạc.

Vài năm sau, thị trường mở cửa, doanh nghiệp tư nhân nổi lên, doanh nghiệp nhà nước "dễ dãi" rất nhanh bị phá sản, A. thất nghiệp.

A., khi đó mới hơn 30 tuổi cũng thử làm qua rất nhiều nghề, từ tài xế, đến khuôn vác… nhưng việc nào cũng làm không được lâu, sau cũng lại lựa chọn thất nghiệp ở nhà, sống dựa vào mấy đồng lương trợ cấp thất nghiệp.

Những ngày tháng rảnh rỗi ở nhà, A. sa đà vào cờ bạc rượu chè, yêu đương linh tinh, mãi cho tới tận bây giờ, dù đã ở tuổi 50, cuộc sống vẫn như vậy, không có gì khá khẩm hơn.

Càng sống càng nghèo khổ, hai đứa con vì nhà nghèo nên cũng sớm đã nghỉ học, thân thích bạn bè thì vừa nhắc tới A. là lắc đầu nguầy nguậy.

Tâm lý học có một cụm từ mang tên "hiệu ứng chậu hoa", ý chỉ một người nếu ở trong "chậu hoa" sống quá thoải mái quen rồi sẽ không còn chí tiến thủ và luôn bằng lòng với hiện tại, dù hiện tại ấy có tồi tệ tới đâu.

Khi còn trẻ mà cứ tham sự an nhàn, rảnh rỗi, sẽ rất dễ hình thành nên tư duy quán tính, khi mà khó khăn xảy tới, điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới không phải là đứng lên phản kích lại nó mà là sợ hãi, vì sợ hãi nên lại chỉ dám ở trong vùng an toàn, không dám vùng vẫy.

Cuối cùng, thua một cách triệt để.

Tác giả Malcolm Timothy Gladwell trong cuốn "Outliers: The Story of Success" (Tựa Việt: "Những kẻ xuất chúng") có nói:

"10.000 giờ mài dũa rèn luyện là điều kiện bắt buộc nếu muốn từ một người bình thường trở thành bậc thầy trong một lĩnh vực nào đó."

Bạn tiêu thời gian vào đâu, bạn sẽ thu hoạch được ở đó.

Và bước ra khỏi cái cuộc sống sống mà chẳng cần tốn sức lực ấy, băng qua rừng rậm suối sâu, thứ bạn gặp được, sẽ là một bản thân ở phiên bản mạnh mẽ, cứng rắn và phong phú hơn.

 Bạn thích cuộc sống bình yên, nhưng thực tế lại luôn là sóng ngầm: Con đường thành công vốn dĩ không đông đúc, bởi lẽ có quá nhiều người sớm đã từ bỏ  - Ảnh 1.

02

Con đường thành công hoàn toàn không đông đúc, bởi lẽ có quá nhiều người lựa chọn sự an nhàn

Bạn nỗ lực hết sức, mặc dù khó khăn, mặc dù vất vả, nhưng vì trưởng thành, nó sẽ đem lại cho bạn hi vọng, đem lại cho bạn sự phong phú, sự hết mình, giúp bạn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc mới.

Và một ngày nào đó, niềm vui do việc thực hiện được mục tiêu mang lại sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ hơn rất nhiều những người thèm muốn sự dễ dàng, nhàn rỗi.

Rất nhiều người luôn dắt bên mình khẩu hiệu "tôi không nhất định có nhiều tiền, nhưng nhàn rỗi thì tôi làm được!"

Mà không nhận ra được rằng, người khác nhàn rỗi đó là vì sau khi nỗ lực đủ rồi, họ có quyền lựa chọn, còn bạn, sự nhàn rỗi của bạn, người ta gọi là "ăn rồi đợi ngày vào quan tài."

 Bạn thích cuộc sống bình yên, nhưng thực tế lại luôn là sóng ngầm: Con đường thành công vốn dĩ không đông đúc, bởi lẽ có quá nhiều người sớm đã từ bỏ  - Ảnh 2.

03

Đối mặt với thất bại, đáng tiếc nhất không phải là "tôi không làm được", mà là "tôi vốn dĩ có thể làm được"

Bạn của năm 18 tuổi, không thi được vào trường đại học mà mình mong muốn, liệu có hối hận sao hồi cấp 3 mình không chăm chỉ hơn?

Bạn của năm 22 tuổi, không tìm được công việc lý tưởng, liệu có từng hối hận, tại sao ngày còn học đại học chỉ biết "giả vờ học"?

Bạn của năm 35 tuổi, bị áp lực cuộc sống đè tới mức không kịp thở, không thể cho con cái, gia đình điều kiện sống tốt nhất, liệu có từng hối hận, tại sao trong suốt 10 năm qua mình lại chọn "làm việc nhẹ"?

Quyết định hiện tại, là lựa chọn của bạn ngày hôm qua; trong khi thứ quyết định ngày mai, lại là hành động hôm nay của bạn.

Đừng bị sự thoải mái, an nhàn của hiện tại che mờ mắt, thực ra mỗi một người trưởng thành, đều là những người cố gắng sống sót sau những nỗ lực.

Mọi điều phi thường đều là được ép mà ra; mọi cuộc sống an nhàn, sung sướng sau này, đều là thông qua nỗ lực cố gắng mà tới.

Nếu bước vào tuổi trung niên mà vẫn bị cuộc sống ép tới mức không kịp thở, vậy hãy hỏi bản thân, 10 năm trước đó, có phải bạn đã quá an nhàn và rảnh rỗi?

Vì sao không nên bị sự an nhàn rảnh rỗi ngắn hạn che mờ mắt?

Vì sao không nên đắm chìm trong cái cuộc sống "thế thôi là được rồi!"?

Đơn giản chỉ là để một ngày nào đó, nếu có phải đối mặt với khó khăn của cuộc sống, bản thân vẫn đủ bản lĩnh để vượt qua.

Và cũng là để đủ dũng khí để lớn tiếng nói rằng: "Năm tháng không phụ ai cả, tôi cũng chưa từng phụ lòng thành xuân!"

Theo Alexx

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên