Bằng 4 bước, người phụ nữ này trả hết nợ lại tiết kiệm được 800 triệu đồng trong 3 năm: Phương pháp chi tiêu đơn giản nhưng thông minh giúp "tích tiểu thành đại"
Khi bắt đầu nghỉ sinh con và ở nhà nội trợ, cô phát hiện người chồng của mình mang một khoản nợ xấu lên đến hơn 500 triệu đồng. Nhận thấy phải thay đổi cách chi tiêu để giải quyết số nợ này, cô bắt đầu lập kế hoạch từng tháng một. Sau 3 năm, không những trả hết nợ, cô còn có thêm một khoản tiết kiệm hơn 800 triệu đồng.
- 06-02-2023Không phải tiền bạc hay chức danh, 3 loại ‘của cải’ này mới thực sự đắt giá để dành tặng con cái: Tài phú thứ nhất có được thì giàu 3 đời là chuyện dễ dàng
- 06-02-2023Một năm đầu tư chứng khoán, thợ sửa chữa đồ điện tử có thể nhân tài sản lên 4 lần: Muốn lãi nhiều hơn lỗ ở trong "mắt bão" chỉ cần một từ
- 05-02-2023Càng ‘vứt bỏ’ 4 thứ này, cuộc đời càng hưởng phúc khí, tai hoạ tự tránh xa: Nhiều người cố giữ rồi phải ôm hận ở tuổi trung niên
Được mệnh danh là thủ lĩnh tiết kiệm tiền của Nhật Bản, Nonoko là một bà nội trợ đang sở hữu tài khoản Instagram với hơn 300.000 người theo dõi. Cô được xem là một hot mom khi thường xuyên chia sẻ các cách để quản lý tiêu chi trong gia đình. Thậm chí cô còn xuất bản sách và được tái bản nhiều lần.
Ảnh chụp màn hình
Trước khi mang trên vai khoản nợ 3 triệu yên (534 triệu đồng) gia đình cô có thu nhập khá. Tuy nhiên khi mang bầu, cô buộc phải nghỉ làm và ở nhà nội trợ. Khi chỉ có một đồng lương duy nhất, cô phát hiện ra chồng mình đang mang một khoản nợ xấu, khiến cuộc sống gia đình trở nên khó khăn trầm trọng.
Từ đây, cô bắt đầu tổ chức lại kế hoạch tài chính của gia đình và đã trả được số nợ, thậm chí còn tiết kiệm được 1,5 triệu yên mỗi năm. Sau 3 năm gia đình cô có thêm một khoản tiền tiết kiệm khoảng 4,5 triệu yên (khoảng 800 triệu đồng). Dưới đây là cách quản lý chi tiêu của Nonoko.
1. Điều chỉnh lại thói quen tiêu dùng xấu
Khi bắt đầu lên kế hoạch tài chính cho gia đình, điều đầu tiên cô làm là sửa chữa thói quen tiêu dùng xấu của chồng. Cô đã hợp nhất tài khoản ngân hàng của 2 người và đóng thẻ tín dụng của chồng.
Thay vì sử dụng 2 chiếc điện thoại di động như trước với hoá đơn thanh toán không nhỏ, hai vợ chồng đã chuyển sang chỉ dùng một chiếc.
Đối với quần áo, Nonoko đặt ra số lượng mỗi tháng tuỳ theo nhu cầu. Tuy nhiên trước khi mua cô đều cân nhắc xem có thực sự cần thiết hay không.
Sau khi đã loại trừ được các khoản chi có thể loại bỏ, cô bắt đầu ghi chép chi tiết từng khoản mua sắm mỗi ngày, rõ ràng từng khoản một để kiểm soát dòng tiền ra.
2. Quản lý chi tiêu hàng tuần theo túi
Chồng cô có thu nhập hàng tháng khoảng 500.000 yên (khoảng 88 triệu đồng). Khi chồng lĩnh lương, cô sẽ phân loại và kế hoạch cho từng khoản tiền, sau đó nhập chúng vào các số tài khoản khác nhau.
Sau khi trừ đi tiền phải dành tiết kiệm và trả nợ hàng tháng, cô chia số tiền còn lại thành: Chi phí cố định (tiền thuê nhà, tiền cấp dưỡng cho bố mẹ), chi phí cố định biến đổi (tiền điện, nước) và chi phí biến đổi (tiền ăn, tiền gạo, chi phí hàng ngày, chi phí nuôi con) nhằm kiểm soát ngân sách tốt hơn
Chi phí ăn uống hàng ngày chiếm phần lớn số tiền mỗi tháng. Để kiểm soát ngân sách này cô đặt ra mức chi phí cố định để mua thực phẩm là 1.000 yên/ngày rồi bỏ vào từng túi riêng biệt.
Cô sử dụng năm túi khoá kéo đóng gói chi phí mua thực phẩm mỗi tuần. Bạn có thể thấy 1-4 tuần đầu tiên số tiền chi tiêu giới hạn là 7.000 yên/tuần. Tuần thứ 5 của tháng có ít ngày hơn nên số tiền được đặt trong túi chỉ ở mức 3.000 yên.
"Tôi chỉ đi chợ 2 lần/tuần và không bỏ thêm bất kỳ chi phí nào vào túi, kể cả tuần trước đó chi tiêu thừa. Sau khi mua xong, số tiền thừa sẽ được chuyển sang một túi zipper cất giữ. Cuối tháng tôi sẽ quyết toán phần tiền thừa này và sẽ gửi tiết kiệm", cô nói.
Theo kinh nghiệm của Nonoko, bạn đừng bao giờ coi thường sức mạnh của những đồng tiền lẻ. Chúng như một quả cầu tuyết, càng lăn sẽ càng to ra. Sau một năm tiết kiệm những đồng tiền lẻ, bạn có được một món tiền vài triệu đồng là điều dễ dàng.
Ngoài chi phí ăn uống, các nhu yếu phẩm hàng ngày trong gia đình cũng được Nonoko ấn định ngân sách từ trước. Đồng thời cô vẫn áp dụng phương pháp quản lý túi để tránh bội chi lãng phí.
3. Lên danh sách mua hàng, không mua sắm bốc đồng
Dù là mua đồ ăn, quần áo hay nhu yếu phẩm hàng ngày, Nonoko khuyên bạn nên lên danh sách mua hàng trước khi đến siêu thị. Nonoko cho biết trước khi hình thành thói quen này, hầu như mỗi lần đi mua sắm, cô đều chi tiêu "quá tay". "Tôi đã vô tình mua những nguyên liệu hoặc nhu yếu phẩm hàng ngày lặp đi lặp lại. Cuối cùng nó không được sử dụng đến hoặc lãng phí".
Do đó trước khi đi ra ngoài mua bất kỳ thứ gì, cô luôn xem trong tủ lạnh còn đồ dùng đó không. Đồng thời để ngăn ngừa lãng phí và tiết kiệm tiền cô thường lên thực đơn hàng tuần dựa trên nguyên liệu sẵn có từ trước.
Thêm nữa, cô thường mua các nguyên liệu với số lượng lớn nên có được giá thành rẻ hơn. Với các nguyên liệu mua về, Nonoko sẽ sơ chế món ăn, chuẩn bị hết số món đủ dùng trong cả tuần. Để các thành viên trong gia đình không cảm thấy ngán khi ăn một loại nguyên liệu trong nhiều bữa, cô sáng tạo ra các phương pháp chế biến khác nhau, rất được các bà nội trợ trên MXH yêu thích.
Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí ăn uống mà còn tạo cho Nonoko chó thêm thời gian dành cho con cái và gia đình.
4. Lưu trữ thực phẩm chú ý đến hạn sử dụng
Nonoko luôn bảo quản thực phẩm rất cẩn thận, phân loại kỹ càng và ghi rõ ngày tháng cho vào tủ lạnh. Nhờ đó cô không bao giờ phải bỏ phí thực phẩm vì để chúng hỏng do quá hạn sử dụng. Theo Nonoko, lưu trữ theo kiểu này giúp cô tiết kiệm ít nhất 60.000 yên một năm (khoảng 10,6 triệu đồng).
Ngoài ra, Nonoko cũng nhận thấy nếu bạn thay vòi hoa sen thông thường bằng vòi hoa sen tiết kiệm nước, ra ngoài nhớ rút ổ cắm và tắt bớt một số thiết bị điện không cần thiết, bạn có thể tiết kiệm 10.000 yên (1,7 triệu đồng) tiền điện nước một năm.
Những mẹo tiết kiệm và quản lý chi tiêu của bà nội trợ này không hề khó đúng không, bạn có thể áp dụng cho gia đình mình.
Theo Inf.News
Nhịp sống thị trường