Bằng cách sử dụng sơ đồ "kim tự tháp", bạn có thể khám phá mục tiêu cuối cùng trong cuộc sống của bản thân
Theo nhà tâm lý học, mục tiêu cuối cùng là mục tiêu tối cao, điều đó có nghĩa là nếu bạn không tiếp cận nó với một mức độ ưu tiên thì điều tất yếu là mục tiêu đó sẽ chuyển thành mục tiêu cấp dưới.
- 15-03-2018Nếu biết khởi nguồn để tạo nên Coca-Cola hay nguyên nhân FedEx, Amazon, Boeing ra đời, bạn sẽ phải ồ lên thích thú!
- 10-03-2018Giám đốc điều hành Microsoft tiết lộ chìa khoá hoàn hảo nhất để giữ vững sự tồn tại của doanh nghiệp và mở ra cánh cửa thành công cho cuộc đời
- 20-02-2018Nguyên tắc quản lí mục tiêu làm việc của nhân viên trong năm mới nhìn từ chuyện đun nồi nước sôi
Khi bạn có một danh sách các mục tiêu dài lê thê, thì bạn có thể gặp khó khăn để xác định được cái nào được ưu tiên trước. Tuy nhiên, giáo sư tâm lý học Đại học Pennsylvania, Angela Duckworth nói rằng cách hiệu quả nhất để khám phá mức độ ưu tiên "tối thượng" hoặc "cấp trên" trong cuộc sống là bằng cách tổ chức các mục tiêu của bạn thành một hệ thống phân cấp.
"Hãy hình dung mục tiêu của bạn được sắp xếp theo dạng một kim tự tháp", cô nói trong một cuộc phỏng vấn với Amazon. Ở phía dưới cùng là mục tiêu cấp thấp của bạn, đó là những thứ rất cụ thể nằm trong danh sách các "công việc cần làm", ví dụ như việc gọi điện cho mẹ của bạn hay trả lời email.
Tuy nhiên, bạn không nên tập trung quá nhiều vào các mục tiêu "công việc cần làm", Duckworth nói. Thay vào đó, bạn phải đảm bảo rằng các mục tiêu cấp thấp này sẽ phục vụ cho mục tiêu ở cấp trung của bạn và các mục tiêu cấp trung sẽ phục vụ các mục tiêu cấp cao nhất.
Duckworth giải thích: "Cuối cùng, bạn sẽ chạm được đến đỉnh của "kim tự tháp", cái mà các nhà khoa học gọi là mối quan tâm cuối cùng. Và mục tiêu đó là mục tiêu mà bạn phải kiên trì, phải bền bỉ để đạt được, đơn giản như thức dậy sớm hay đi ngủ ngay ngắn".
Theo nhà tâm lý học, mục tiêu cuối cùng là mục tiêu tối cao, điều đó có nghĩa là nếu bạn không tiếp cận nó với một mức độ ưu tiên thì điều tất yếu là mục tiêu đó sẽ chuyển thành mục tiêu cấp dưới. Hãy liên tục trả lời câu hỏi "Mục tiêu cao nhất của tôi là gì?", "Tôi đang sắp đặt những vấn đề gì?", đó sẽ là một giải pháp để bạn khám phá ra mục tiêu cuối cùng trong cuộc sống.
Nhà tâm lý học khuyến cáo rằng bạn nên liên tục tự hỏi câu hỏi này cho đến khi bạn nhận được một cụm mười từ hoặc ít hơn, cái mà thể hiện rằng "đây là tôi." Một khi bạn có thể trả lời câu hỏi đó, mỗi quyết định nhỏ hơn sẽ hướng tới mục tiêu cuối cùng.
Việc tạo ra kim tự tháp tinh thần này không chỉ giúp bạn tìm ra mục tiêu cao nhất của mình mà còn có ý nghĩa ngược lại. Nhà tâm lý học cho biết: "Khi tôi nhớ tới mục đích ở cấp cao nhất của mình, điều đó sẽ giúp tôi đưa ra quyết định trên con đường hiện tại".
Duckworth đưa ra một ví dụ cá nhân: "Mục tiêu hàng đầu của tôi là giúp trẻ lớn lên bằng cách sử dụng khoa học tâm lý. Và mỗi quyết định nhỏ mà tôi cần phải làm hôm nay hoặc ngày mai đó là: Nếu tôi đưa nó vào thử nghiệm, liệu đây có phải là mục tiêu cuối cũng hay không hay đang còn những cột mốc xa hơn nữa?"
Bằng cách trả lời câu hỏi đơn giản đó, nhà tâm lý học có thể đưa ra được những ưu tiên, sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
CNBC