Bangladesh và Ấn Độ đàm phán thỏa thuận thương mại gạo song phương lần đầu tiên trong 3 năm
Bangladesh sắp hoàn tất việc ký thỏa thuận mua 150.000 tấn gạo của Liên đoàn Tiếp thị Hợp tác Nông nghiệp quốc gia Ấn Độ (NAFED), Reuters dẫn nguồn tin từ New Delhi cho biết.
- 25-12-2020Giá gạo Việt Nam đạt "đỉnh" 9 năm, gạo Thái Lan cao nhất 6 tháng do khan hiếm nguồn cung
- 17-12-2020EAEU dành 10.000 tấn gạo hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam năm 2021
- 13-12-2020Xu hướng giá gạo Châu Á tăng sẽ còn tiếp diễn
Đây sẽ là thỏa thuận song phương đầu tiên trong vòng 3 năm trở lại đây, sau khi lũ lụt đẩy giá gạo ở Bangladesh tăng mạnh và duy trì lâu dài ở mức cao.
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang chào bán gạo với giá rẻ hơn nhiều so với Thái Lan và Việt Nam – hai "đối thủ" trên thị trường xuất khẩu gạo – để giảm bớt lượng dư cung sau vụ thu hoạch lúa bội thu.
"Chúng tôi đang đàm phán với Bangladesh," phát ngôn viên của NAFED cho biết, và thêm rằng: "NAFED có khả năng cung cấp tới 500.000 tấn gạo cho Bangladesh."
Một quan chức cấp cao của Bộ Lương thực Bangladesh cho biết, họ có thể mua 100.000 tấn gạo đồ và 50.000 tấn gạo trắng theo một thỏa thuận liên chính phủ với Ấn Dộ.
Reuters dẫn nguồn tin từ Chính phủ Ấn Độ cho hay, nước này có thể bán gạo đồ với giá khoảng 407 USD/tấn, và gạo trắng với giá 417 USD/tấn, CIF – rẻ hơn 1/3 so với gạo của Thái Lan và Việt Nam.
Thông tin từ quan chức Chính phủ Ấn Độ cho biết, toàn bộ lô hàng theo hợp đồng này sẽ được thực hiện trong quý I/2021, hàng giao từ cảng Haldia ở bang West Bengal, phía đông của Ấn Độ, giáp với Bangladesh.
Các quan chức chính phủ của cả Ấn Độ và Bangladesh đều từ chối nêu tên vì thỏa thuận chi tiết hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán. Đại diện của các Bộ Thương mại và Thực phẩm của Ấn Độ và của Bangladesh đều không trả lời các bình luận liên quan.
Bangladesh là nước sản xuất gạo lớn thứ ba thế giới với sản lượng khoảng 35 triệu tấn/năm, nhưng thường xuyên phải nhập khẩu mỗi khi bị thiên tai, như lũ lụt hoặc hạn hán.
Tháng 11 vừa qua, Cơ quan lương thực nước này đã mở phiên đấu giá mua gạo đầu tiên trong vòng 3 năm trở lại đây, nhằm tăng nguồn cung cho thị trường trong ước. Dự kiến trong năm marketing này (kết thúc vào tháng 6/2021), quốc gia hơn 160 triệu dân này có thể nhập khẩu khoảng 500.000 tấn gạo.
Về phía Ấn Độ, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gạo, B.V. Krishna Rao, cho biết: "Các thỏa thuận song phương sẽ đẩy nhanh xuất khẩu gạo của Ấn Độ. Chính phủ nên cố gắng thúc đẩy nhiều hơn những giao dịch như vậy vì chúng ta có nguồn cung dồi dào dành cho xuất khẩu."