Bank of America chỉ ra 6 lý do khiến thị trường chứng khoán Mỹ có thể mất thêm 6 nghìn tỉ USD
Dù đã tăng điểm trở lại, song thị trường chứng khoán Mỹ vẫn có thể giảm điểm mạnh trong thời gian tới.
- 05-03-2018Khi thị trường đỏ lửa vì nguy cơ chiến tranh thương mại, đây là hầm trú ẩn các nhà đầu tư nên biết
- 02-03-2018Nhà quản lý quỹ từng đổ 50% danh mục vào bitcoin: "Bong bóng là cần thiết để mang vốn vào thị trường"
- 28-02-2018Dưới thời tân Chủ tịch Fed Jerome Powell, thị trường tài chính liệu có sóng gió hơn?
Dù thị trường chứng khoán Mỹ đã hồi phục sau một đợt giảm điểm, nhưng đây vẫn chưa phải là kết thúc cuối cùng. Ngay khi mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhiều đối tượng theo chủ nghĩa bi quan đã đưa ra những lý do khiến thị trường có thể sẽ phải đối mặt với một đợt giảm điểm khác.
Michael Hartnett, trưởng nhóm chiến lược gia đầu tư tại Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch (BAML), là một trong số đó. Ông đã đưa ra sáu nguyên nhân tiềm tàng có thể khiến thị trường chứng khoán mất thêm 6 nghìn tỉ USD.
Dự đoán này không khiến những người theo dõi Hartnett cảm thấy bất ngờ. Trong nhiều tháng, ông đã luôn phê phán hiện tượng mà ông gọi là "Icarus trade", trong đó thị trường sẽ đảo ngược sau khi tăng giá liên tục từ đầu năm 2016 đến nay. Ông cũng đã đưa ra tín hiệu bán mạnh ngay trước khi phố Wall bước vào đợt điều chỉnh 10% vừa qua. Ông còn vạch ra công thức gồm 4 yếu tố cho 1 thị trường chuẩn bị giảm điểm.
Sau đây là sáu lý do Hartnett cho rằng thị trường chứng khoán chuẩn bị giảm điểm.
1) Vị thế
Một trong những luận điểm chính của Hartnett được ông đề cập trong báo cáo mới nhất là tình trạng "lạc quan thái quá". Theo ông, thái độ tự tin thái quá của các nhà đầu tư là một tín hiệu xấu trong dài hạn, bởi thái độ này khiến giới đầu tư mù quáng trước các nguy cơ.
Hartnett đã theo dõi Chỉ số Bull & Bear BAML, một chỉ số cung cấp tín hiệu tâm lý thị trường. Dù đã ra khỏi phạm vi khu vực "siêu tăng giá" trước đợt giảm điểm gần nhất, nhưng Hartnett nhận thấy chỉ số này vẫn rất cao. Ông cũng đề cập tới khoản tiền 17,7 tỉ USD chảy ngược vào thị trường dưới dạng cổ phiếu sau đợt bán tháo cổ phiếu khi thị trường giảm điểm.
2) Lợi nhuận
Tăng trưởng thu nhập luôn là động lực quan trọng nhất tác động tới giá cổ phiếu xuyên suốt 9 năm thị trường tăng điểm – nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu động lực này chậm lại? Đây chính là những gì Hartnett lo lắng. Ông cảnh báo rằng lợi nhuận vốn đã bắt đầu chạm đỉnh, và cho rằng cuộc suy thoái cuối cùng có thể tác động tiêu cực tới cổ phiếu của một nhà đầu tư đáng tin cậy.
3) Chính sách
Cụ thể, Hartnett bàn tới chính sách tiền tệ. Ông cho rằng đến một thời điểm nào đó thì các ngân hàng trung ương sẽ không còn đi theo quan điểm "làm bất cứ thứ gì để kích thích nền kinh tế", và yếu tố kích thích kinh tế đang dần cạn kiệt. Đây là một dấu hiệu không may mắn cho thị trường chứng khoán, sau khi ngân hàng trung ương dường như đã liên tục cung cấp nguồn vốn mới cho thị trường trong nhiều năm qua.
4) Chủ nghĩa bảo hộ
Đây có lẽ là động lực hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại, khi Tổng thống Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ áp dụng thuế quan đối với thép và nhôm, cùng với bình luận "chiến tranh thương mại là tốt" ngay sau đó. Dù đến thời điểm hiện tại thị trường đã hồi phục do nguy cơ chiến tranh thương mại phai mờ, Hartnett cảnh báo có thể sẽ cần tới hành vi "giảm phát", tức là giảm giá cổ phiếu và giảm lãi suất, nhằm ngăn chặn tình trạng chiến tranh thương mại leo thang.
5) Biến động giá
Hartnett chỉ ra một số động lực bất thường đằng sau đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ trong thời gian vừa qua, đặc biệt nếu so sánh với những năm gần đây. Theo Hartnett, phần lớn cổ phiếu công nghệ thất bại trong việc lập đỉnh mới, trong khi chênh lệch lợi suất trái phiếu vẫn chưa chạm đáy.
Ngoài ra, Hartnett nhận xét kể từ đầu năm đến nay cổ phiếu toàn cầu đang diễn biến kém hơn so với trái phiếu chính phủ và đây là một tín hiệu xấu. Logic ở đây khá đơn giản: khi yếu tố giúp thị trường chứng khoán đạt mức sát kỷ lục không còn tác dụng, vậy giá cổ phiếu chỉ có thể đi xuống.
6) Nỗi đau của thị trường
Nguyên nhân cuối cùng liên quan tới ba chủ đề nóng: lạm phát, lãi suất và biến động. Trong nhiều năm liền, ba yếu tố này đều bị "kìm hãm" ở mức thấp chưa từng có; nhưng hiện nay, cả ba đều đã bắt đầu tăng trở lại. Và theo Hartnett, điều này gây trở ngại lớn cho đà tăng giá của thị trường. Dựa trên mức độ áp lực từ những diễn biến mới xung quanh mỗi động lực tác động lên thị trường chứng khoán trong những tháng gần đây, luận điểm của Hartnett khá hợp lý.
Một số tin tốt
Ngoài những dự đoán về việc thị trường giảm điểm, Hartnett cũng xác định hai động lực giúp kéo dài xu hướng tăng điểm: (1) tăng trưởng năng suất đột biến, và (2) bong bóng đầu cơ do các nhà đầu tư rút tiền khỏi các khoản nợ lãi suất âm và đầu tư cho thị trường cổ phiếu.
Tuy hai động lực trên không phải là căn cứ của Hartnett, nhưng chúng cho thấy ông có chú ý tới khả năng cổ phiếu tiếp tục tăng giá. Và dự đoán rộng của Hartnett là một mô hình thu nhỏ của thị trường cổ phiếu hiện nay: không ai thực sự biết diễn biến tiếp theo của thị trường, và vì vậy họ cần phải xem xét mọi khả năng.