Báo Ấn Độ: Việt Nam, Indonesia, Bangladesh và Philippines có lẽ đang làm tốt hơn Ấn Độ rất nhiều trong cuộc đua thu hút đầu tư
Ấn Độ chỉ xếp thứ 68 về Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, so với 28 của Trung Quốc, 40 của Thái Lan, 50 của Indonesia và Việt Nam 67.
- 11-05-2020Báo Trung Quốc: Điểm nóng du lịch Việt Nam đang hồi sinh như thế nào?
- 05-05-2020Chủ tịch KPMG Việt Nam: Khi vượt qua dịch Sars, Việt Nam đã phát triển thời kỳ hoàng kim ngay sau đó!
- 04-05-2020PMI toàn châu Á lao dốc, Việt Nam giảm xuống còn 32,7 nhưng vẫn là khả quan ở Đông Nam Á
Nhân loại đã sống chung với đại dịch Covid-19 nhiều tháng trời. Các chuyên gia kinh tế khẳng định - không có cách nào để nền kinh tế có thể quay trở lại như cũ. Câu hỏi là - liệu chúng ta có thể tiến tới một trạng thái bình thường mới tốt hơn hay không? Lịch sử cho thấy: theo sau khủng hoảng kinh tế lớn chính là các cải cách tạo nên sự tăng trưởng bùng nổ.
Chắc chắn, đại dịch và giãn cách kéo dài đối với nền kinh tế toàn cầu đã tạo ra những cú sốc lớn - với rất nhiều sự bất ổn vẫn còn kéo dài. Có thể theo thời gian, nền kinh tế sẽ lại ổn định, nhưng một số thứ sẽ thay đổi mãi mãi. Trước hết là cách chúng ta làm việc và làm kinh doanh. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được nối lại, nhưng đang được đa dạng hóa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã bắt đầu từ lâu trước khi Covid-19 bùng nổ, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng thấp, khi lao động Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn và căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ leo thang. Một số công ty đẩy mạnh tự động hóa để cắt giảm chi phí lao động. Những công ty khác có thể xem xét ở lại khu vực châu Á, nơi có lao động chi phí thấp, thỏa thuận thuận lợi với các đối tác thương mại, khả năng tiếp cận tốt hơn với các nguồn lực, nguyên liệu thô, và gần gũi với người tiêu dùng. Liệu Ấn Độ có nắm bắt được cơ hội này?
Thu hút đầu tư vào sản xuất có thể là một trong những trụ cột mà Ấn Độ cần phục hồi trong năm 2022. Nhưng cũng có rất nhiều sự cạnh tranh.
Tờ Economic Times (Ấn Độ) nhận định, trong cuộc đua thu hút đầu tư, Việt Nam, Indonesia, Bangladesh và Philippines có lẽ đang làm tốt hơn Ấn Độ rất nhiều. Một nghiên cứu CRISIL năm 2016 chỉ ra rằng trong thập kỷ qua, khi Trung Quốc bước lên một nấc thang mới trong sản xuất, các khoảng trống trong lĩnh vực sản xuất cấp thấp như hàng dệt may, hàng may sẵn, giày dép, đồ chơi và các sản phẩm da - đã nhanh chóng bị chiếm lĩnh bởi Việt Nam và Bangladesh, trong khi Ấn Độ mất thị phần trong xuất khẩu toàn cầu.
Câu chuyện thành công của Trung Quốc và những con hổ Đông Á đã cho thấy: lực lượng lao động lành nghề đã giúp họ tiến lên trong chuỗi giá trị sản xuất như thế nào, và từ đó cải thiện dần triển vọng thu nhập của họ ra sao.
Ấn Độ có những tiềm năng mà nhiều quốc gia khác không thể cạnh tranh: một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng với thị trường nội địa lớn, tăng trưởng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào với chi phí hợp lý và gần gũi với phần còn lại của châu Á. Nhưng các nhà đầu tư sẽ cần nhiều hơn thế để đổ vốn vào Ấn Độ.
Thị trường đất đai và lao động, cơ sở hạ tầng vật chất (điện, nước, đường bộ, hậu cần và giao thông vận tải), mức độ dễ dàng trong việc kinh doanh, chính sách chắc chắn về quy định, thuế, mua lại giấy phép và giải phóng mặt bằng - tất cả những yếu tố này đều cần một cú hích lớn. Đầu tư vào vốn nhân lực cũng rất quan trọng. Môi trường đầu tư trong nước cũng vậy, vẫn còn yếu, Economic Times nhận xét.
Các cải cách như: sửa đổi luật hiện hành để linh hoạt hơn trong việc thu hồi đất; thuê công nhân để tạo cơ sở sản xuất quy mô lớn; chế độ thuế minh bạch để thu hút đầu tư lớn - là điều kiện tiên quyết để vực dậy kinh tế Ấn Độ. Khi các khoản đầu tư trong và ngoài nước cao hơn, nhiều việc làm sẽ được tạo ra. Đầu tư vào công nhân cơ sở hạ tầng - có thể là xây dựng, y tế hoặc giáo dục phải được ưu tiên.
Ấn Độ chỉ xếp thứ 68 về Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới, so với 28 của Trung Quốc, 40 của Thái Lan, 50 của Indonesia và Việt Nam 67. Ấn Độ buộc phải đi trên những con đường khó khăn thì mới có thể tiến lên trong các bảng xếp hạng và khẳng định được vai trò hậu Covid-19.