MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo cáo Chỉ số Hòa bình toàn cầu: Trung bình mỗi người Việt Nam tốn gần 10 triệu VND mỗi năm để giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực

Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình toàn cầu lên thứ 57/163, nhưng lại nằm trong nhóm nguy hiểm nhất vì biến đổi khí hậu.

Trong Báo cáo Chỉ số Hòa bình toàn cầu 2019 được thực hiện bởi Viện Kinh tế và Hòa bình (Sydney, Úc), 86 quốc gia đã cải thiện chỉ số trong khi 76 quốc gia thì thay đổi theo chiều hướng xấu đi, với điểm GPI (Global Peace Index) trung bình toàn cầu được cải thiện 0,09%.

GPI 2019 cho thấy một thế giới hòa bình hơn. Trong đó, các xung đột và khủng hoảng đã bắt đầu giảm bớt trong thập kỷ qua. Iceland vẫn là quốc gia hòa bình nhất trên thế giới, một vị trí mà nước này đã liên tục nắm giữ từ năm 2008. Các quốc gia còn lại trong top đầu là New Zealand, Áo, Bồ Đào Nha và Đan Mạch. Bhutan đã ghi nhận sự cải thiện mạnh mẽ nhất, tăng 43 bậc trong vòng 12 năm qua.

Afghanistan hiện là quốc gia có chỉ số hòa bình thấp nhất thế giới, thay thế Syria, đứng thứ hai. Nam Sudan, Yemen và Iraq là 3 quốc gia còn lại trong top 5. Đây là năm đầu tiên Yemen bị rơi vào top 5 quốc gia kém hòa bình nhất.

Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình toàn cầu lên thứ 57/163, nhưng lại nằm trong nhóm nguy hiểm nhất vì biến đổi khí hậu. 

Báo cáo Chỉ số Hòa bình toàn cầu: Trung bình mỗi người Việt Nam tốn gần 10 triệu VND mỗi năm để giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực - Ảnh 1.

Báo cáo Rủi ro toàn cầu của INFORM 2019 xếp hạng Philippines, Nhật Bản, Bangladesh, Myanmar, Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và Pakistan là 9 quốc gia có nguy cơ cao nhất về các ảnh hưởng khí hậu. Còn nếu xét về từng tác động đơn lẻ của môi trường thì Việt Nam đứng đầu về mức độ thiệt hại.

Các chỉ tiêu như hòa bình trong và ngoài nước, hòa bình xã hội, quốc phòng an ninh của Việt Nam đều ở mức trung bình cao. Chi phí kinh tế để giải quyết các hậu quả bạo lực của Việt Nam chiếm 6% GDP và tốn 426,6 USD/ người (gần 10 triệu VND) và đứng thứ 78 toàn bảng xếp hạng. Quốc gia bị thiệt hại lớn nhất bởi các hành vi bạo lực là Sirya khi chi phí này chiếm tới hai phần ba GDP (67%) và tốn 1582,9 USD/ người (gần 37 triệu VND) mỗi năm. 

Thiệt hại kinh tế của bạo lực và chiến trannh đối với nền kinh tế toàn cầu năm 2018 là 14,1 nghìn tỷ USD tính theo ngang giá sức mua (PPP). Con số này tương đương với 11,2% GDP toàn cầu. 

Hoàng An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên