Báo cáo gây sốc: Tổng tài sản của một nửa thế giới mới bằng 26 người này
Một thống kê mới được công bố cho thấy 26 người giàu nhất thế giới sở hữu số tài sản tương đương với tổng tài sản của một nửa dân số toàn cầu.
- 22-01-2019Bất chấp khủng hoảng tài chính, các "tỷ phú Davos" đã giàu lại ngày càng giàu thêm
- 21-01-2019Hai anh em tỷ phú giàu có nhất Ấn Độ quyết chia tách đế chế hàng trăm tỷ USD của gia đình do cha mất mà không để lại di chúc, số phận 2 người sau 16 năm hoàn toàn khác nhau
- 21-01-2019Vì sao người giàu trên thế giới ngày một thích ăn thịt gà?
- 21-01-2019Davos 2019: Nơi hội tụ của khoảng 3.000 người giàu có và quyền lực nhất hành tinh
- 21-01-2019Kế hoạch 'hạ gục' Amazon của người đàn ông giàu có nhất châu Á
Báo cáo mới của Oxfam, một tổ chức phi lợi nhuận, cho thấy những người giàu đang giàu hơn rất nhanh. Năm ngoái, 43 người giàu nhất có tài sản tương đương tổng tài sản của một nửa nghèo nhất của dân số toàn cầu thì năm nay, con số này chỉ còn 26.
Được công bố hôm 21/1, báo cáo cho thấy tài sản của các tỷ phú tăng 2,5 tỷ USD/ngày trong năm 2018, tăng 12% trong năm. Đối với những người nghèo nhất thế giới, họ tiếp tục nghèo thêm với tài sản giảm tới 11 % trong cùng kỳ.
Bản báo cáo của Oxfam có tiêu đề là "Public Good or Private Wealth" được công bố đúng thời điểm các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới tập trung tại Davos, Thụy Sĩ để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Cùng với bản báo cáo, Oxfam kêu gọi các chính phủ tăng thuế nhằm vào các tập đoàn và người giàu để giải quyết khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng.
Trong khi cứ hai ngày thế giới lại có 1 tỷ phú USD, Oxfam cho biết thuế cho người giàu đang được giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Theo báo cáo, cứ 0,5% thuế tăng thêm với 1% những người giàu có nhất thế giới sẽ đủ chi phí giáo dục cho 262 triệu trẻ em và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe giúp cứu sống 3,3 triệu người.
Tuy nhiên, các loại thuế như thế đã được giảm hoặc loại bỏ ở các nước giàu và hầu như không được thực hiện ở các nước đang phát triển. Thuế cho tập đoàn ở các nước giàu đã giảm từ 62% vào những năm 1970 xuống 38% trong năm 2013. Trong khi đó, trung bình ở các nước nghèo, mức thuế này chỉ là 28%.
Báo cáo cũng lưu ý rằng ở một số quốc gia, chẳng hạn như Brazil, 10% những người nghèo nhất đang phải trả thuế thu nhập theo tỷ lệ cao hơn 10% số người giàu nhất, một điều phi lý.
Winnie Byanyima, giám đốc điều hành của Oxfam International, cho biết những người có thẩm quyền cần phải đánh giá lại hệ thống của họ nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng. Chính phủ cần mang lại những sự thay đổi thực sự bằng cách đảm bảo các tập đoàn và cá nhân giàu có đáng thuế công bằng và đầy đủ và số tiền này cần được dùng cho y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội.
Oxfam cũng nêu ra một thực tế là các tập đoàn và giới siêu giàu được hưởng các chính sách ưu đãi thuế, hàng triệu trẻ em gái không được tiếp cận một nền giáo dục đàng hoàng và nhiều phụ nữ bỏ mạng vì không được chăm sóc trong quá trình thai sản. Khoảng 10.000 người chết mỗi ngày vì không thể tiếp cận được các dịch vụ y tế giá cả phải chăng. Trẻ em ở các nước đang phát triển con nhà nghèo có khả năng tử vong cao gấp đôi trong giai đoạn từ 1-5 tuổi so với con nhà giàu. Con nhà giàu cũng có thời gian đi học cao gấp đôi so với con nhà nghèo.