Báo động đột quỵ ở độ tuổi từ 18-44: BS Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo việc cần làm ngay
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay số lượng người trẻ 18-44 tuổi bị đột quỵ đang gia tăng, chiếm khoảng 10% số ca nhập viện.
- 09-12-2020Đây là 4 phát minh "siêu đỉnh" từng khiến cả thế giới phải trầm trồ, tiềm năng cứu mạng cả triệu người mỗi năm
- 09-12-2020Quốc y Đại sư TQ 85 tuổi: Sống thọ không cần "cao siêu", yên tĩnh, không làm gì cả cũng là món quà vô giá
- 09-12-2020Cả gia đình mắc ung thư gan vì một chai dầu ăn: Cảnh báo loại dầu chứa chất nguy hiểm mà chính bạn cũng có thể đang dùng
Những cái chết đến nhanh
Mới đây, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai mới tiếp nhận trường hợp giáo viên trẻ tuổi vào viện trong tình trạng hôn mê.
Chồng bệnh nhân cho hay, vào buổi sáng bệnh đang sửa soạn đi làm thì đột ngột thấy chóng mặt, tê bì nửa người, nói hơi khó nghe. Nghĩ là vợ chỉ bị mệt sau đợt chấm thi căng thẳng, anh T đỡ vợ nằm nghỉ trên giường.
Đến trưa, không thấy vợ dậy, thương vợ vất vả, anh để vợ nghỉ ngơi thêm. Chiều tối, cũng không thấy vợ dậy, anh đến bên giường lay gọi nhưng lúc này, đáp lại anh chỉ là tiếng ú ớ, ánh mắt như mất hồn của chị vợ.
Anh vội vã gọi xe cấp cứu đưa vợ mình tới bệnh viện tỉnh. Bệnh viện tỉnh thăm khám rồi chuyển lên Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ tắc thân nền. Kết quả chụp MRI tổn thương rõ toàn bộ trung não, cầu não 2 bên, thùy chẩm, tiểu não do tắc hoàn toàn động mạch thân nền.
Bệnh nhân không còn chỉ định can thiệp lấy huyết khối, điều này đồng nghĩa là bệnh nhân sẽ có kết cục xấu, có thể tử vong.
PGS.TS. Mai Duy Tôn đang khám cho bệnh nhân.
PGS.TS. Mai Duy Tôn chia sẻ: "Số bệnh nhân trẻ chiếm gần 10% số bệnh nhân đột quỵ nói chung tại Trung tâm. Đây là con số không nhỏ và có xu hướng ngày càng gia tăng. Điều đáng nói, phần lớn bệnh nhân nhập viện muộn và hệ lụy là mất đi cơ hội hồi phục trong giờ vàng.
Lý do của việc đến viện muộn là do người trẻ thường chủ quan, không nhận diện rõ các dấu hiệu điển hình của đột quỵ và không nghĩ là đột quỵ có thể xảy ra ở người trẻ tuổi. Khi đến viện muộn, họ đã làm mất đi cơ hội vàng để phục hồi và để lại hệ lụy đáng tiếc về sức khỏe, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội".
Người trẻ thường bị đột quỵ do đâu?
Theo PGS. Tôn có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ ở người trẻ như: bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng…
Hội Tim mạch Việt Nam thì cứ 4 người từ 25 - 49 tuổi thì có một người tăng huyết áp và đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ.
Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Đột ngột có cảm giác tê hay yếu liệt ở mặt, tay hoặc chân (các triệu chứng thường xảy ra ở một bên của cơ thể - nửa người)
Đột ngột không nói được, giọng nói bị méo hoặc bệnh nhân bị nói nhảm, vô nghĩa, không hiểu được lời nói
Đột ngột mất thị lực, đặc biệt khi triệu chứng xuất hiện ở một bên mắt; Đột ngột đau đầu dữ dội
Chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng hoặc không thể thực hiện vận động theo ý muốn...
Nếu bất cứ ai có biểu hiện bất cứ triệu chứng nào như trên, thậm chí không rõ ràng, ngay lập tức gọi cấp cứu 115, vận chuyển an toàn tới bệnh viện gần nhất tìm cơ hội điều trị trong giờ vàng để "cứu não".
Khoảng 1/3 các ca đột quỵ xuất hiện sau khi có một hoặc nhiều cơn đột quỵ nhẹ hay còn gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra do tình trạng ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não.
Các dấu hiệu như mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút có thể xuất hiện do các cơn thiếu máu não thoáng qua. Sau đó khả nặng vận động có thể sớm trở lại, điều này tạo nên cảm giác chủ quan cho người bệnh, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu bỏ qua. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh lý đột quỵ não.
PGS. Tôn khuyến cáo: "Với với người trẻ, để giảm nguy cơ đột quỵ cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ, nếu có cần điều trị sớm. Chẳng hạn điều trị tăng huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, béo phí… nên thay đổi thói quen, sinh hoạt khoa học, bỏ thuốc lá, bỏ rượu.
Với bệnh nhân trong gia đình có người từng bất thường mạch máu, tăng đông nên được tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa để được sàng lọc loại trừ yếu tố nguy cơ".
Pháp luật và Bạn đọc