Bão giá, bão sa thải, dân văn phòng cắt bỏ ly cà phê 70k/ngày: Tưởng là tiết kiệm nhưng lại là lỗi tư duy bị triệu phú tự thân "vạch trần"
Thay vì phân vân có nên mua cà phê hay gọi thêm món tráng miệng, điều bạn cần quan tâm là đã thương lượng được tăng lương chưa hay có khoản tự động đầu tư nào không?
- 16-02-2023Kiếm tiền chưa bao giờ dễ đến thế: Biến những thứ trong nhà thành "máy in tiền", có người chỉ làm 30 phút/ngày nhưng nhận lương gần 1 tỷ đồng
- 16-02-2023Cùng kinh doanh tại một địa điểm, tại sao chỉ cửa hàng của người Do Thái đắt khách? Ẩn số được tiết lộ giúp các thương nhân này thắng bất chấp thị trường
- 15-02-2023Cứ 100 người trẻ thì có 86 người đang mắc nợ, lương vừa nhận đã 'dứt áo' ra đi: Áp dụng 3 bước này để 'về bờ' thành công giữa vòng xoáy nợ nần
Theo cuộc khảo sát Make it: Your Money được CNBC thực hiện với sự hợp tác của Momentive, khoảng 1/5 người thuộc thế hệ Millennials và gần 1/4 số gen Z tham gia tin rằng phải kiếm được 1 triệu USD trở nên hàng năm để cảm thấy giàu có.
Ramit Sethi, một triệu phú tự thân và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của New York Times "I Will Teach You To Be Rich" (tạm dịch: Tôi sẽ dạy bạn cách làm giàu) cho biết nếu làm giàu là mục tiêu của bạn, thì bạn không cần phải cắt bỏ những thứ xa xỉ nho nhỏ để đạt được điều đó.
Ramit Sethi
Khi đề cập đến chuyện làm giàu đa số mọi người tập trung vào "câu hỏi 3 USD" như "Tôi có nên bỏ qua một ly cà phê vào hôm nay không?" hay "Tôi có nên lấy thêm món tráng miệng đó không?". Thực tế chúng ta được nghe nhiều về lý thuyết "tiết kiệm một ly cà phê mỗi ngày có thể giúp bạn trở thành triệu phú".
Như triệu phú O’Leary không có thói quen mua cà phê mỗi ngày. Thay vào đó, ông tự pha đồ uống tại nhà. "Liệu tôi có bỏ 2,5 USD để mua cà phê không? Không bao giờ", "cá mập" chia sẻ với CNBC".
Triệu phú tự nhân David Bach cũng đồng tình với quan điểm này: "Tất cả chúng ta đều vứt bỏ quá nhiều tiền khó kiếm cho những khoản chi tiêu ít hỏi không cần thiết mà không nhận ra rằng chúng không hề ít khi cộng lại", anh biết trong cuốn sách "The Automatic Millionaire.
Tuy nhiên Sethi thừa nhận những "câu hỏi 3 USD" không tạo nên sự khác biệt nào trong đời sống tài chính của bạn. Thay vào đó bạn nên tập trung vào "câu hỏi 30.000 USD". Đó là những câu hỏi như "Tôi có khoản tự động đầu tư hàng tháng không?" hoặc "tôi đã thương lượng lại mức lương của mình cho đúng chưa?".
"Những câu hỏi ấy giá trị hàng chục nghìn đô, nhưng chúng ta lại luôn ở trong tình trạng mù quáng và tìm cách tằn tiện với những khoản nhỏ nhặt", Sethi phân tích về lối tư duy sai lầm trong cách tiết kiệm.
Triệu phú tự nhân cho biết một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất của mọi người về việc làm giàu là nó phải là một quá trình thú vị và diễn ra nhanh chóng. "Giàu có thực sự được tạo ra một cách nhất quán trong một thời gian dài. Quá trình đó rất nhàm chán nhưng nó phải vậy", Sethi nói.
Theo Sethi thay vì phải chờ đợi tích góp từng ly cà phê hay chờ trúng số, đây là 2 điều bạn có thể làm ngay bây giờ để bắt đầu gia tăng tài sản của mình.
1. Tập trung vào tỷ lệ tiết kiệm của bạn
Theo Sethi, câu hỏi quan trọng cần được trả lời là: tỷ lệ tiết kiệm của bạn là bao nhiêu? Điều này có liên quan đến tỷ lệ phần trăm thu nhập hàng tháng mà bạn có thể dành cho tương lai.
"Sự khác biệt giữa việc tiết kiệm 6% thu nhập của bạn so với 7% có giá trị hàng nghìn đô đối với cuộc sống trong tương lai của bạn", Sethi nói.
Nhưng không sao nếu bạn không thể tiết kiệm được nhiều như vậy ngay lập tức. Sethi cho rằng hãy bắt đầu bằng việc tiết kiệm những gì có thể, chẳng hạn như 5% sau đó tăng tỷ lệ tiết kiệm của bạn lên 1%/năm. Số tiền tích lũy được là một khoản sẽ khiến bạn bất ngờ nếu duy trì trong thời gian dài.
2. Tạo ra một "kế hoạch chi tiêu có ý thức"
Thay vì dựa vào ngân sách để quản lý tiền của bạn, Sethi khuyên bạn nên tạo ra một "kế hoạch chi tiêu có ý thức". Theo đó bạn nên theo dõi 4 con số theo thứ tự ưu tiên:
- Chi phí cố định, chẳng hạn như tiền thuê nhà hoặc khoản thanh toán vay sinh viên của bạn.
- Tiết kiệm, bao gồm quỹ khẩn cấp và tiền cho các kỳ nghỉ của bạn.
- Đầu tư, chẳng hạn như khoản đóng bảo hiểm hàng tháng hay khoản mua chứng chỉ quỹ.
- Chi tiêu "không có lỗi" là khoản tiền mua sắm cá nhân, ăn uống ở nhà hàng.
Khi phân bổ tiền của mình theo thứ tự này sẽ đảm bảo trách nhiệm tài chính của bạn được đặt lên trước, cuối cùng bạn được phép tiêu số tiền còn lại cho các khoản "không có lỗi".
Sam Palmer, người đứng đầu bộ phận tư vấn và lập kế hoạch tài sản kỹ thuật số tại JPMorgan Wealth Management, nói với CNBC Make It rằng theo dõi dòng tiền của bạn đang đi đâu là một bước quan trọng để tạo ra kế hoạch xây dựng giàu có lâu dài.
Quan điểm của từng người về ý nghĩa của sự giàu có là rất khác nhau và độc nhất, vì vậy lập kế hoạch tài chính dựa trên mục tiêu cá nhân là quan trọng.
Palmer nói thêm rằng kế hoạch làm giàu là linh hoạt, khi ưu tiên trong cuộc sống của bạn thay đổi, các mục tiêu tài chính bạn mong muốn cũng biến chuyển theo.
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường