MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo Mỹ: Việt Nam vốn đã là một thị trường phát triển nhanh, có điều kiện phù hợp để khởi nghiệp phát triển, bất kể có chiến tranh thương mại hay không

"Trong những năm gần đây, nhân tài Việt ở nước ngoài bắt đầu quay về Việt Nam. Những người này mang lại dòng vốn, không chỉ là kiều hối và đầu tư, mà còn là vốn kiến ​​thức, ý tưởng và kết nối" - Eddie Thai, General Partner của 500 Startups cho biết.

Bobby Liu là đồng giám đốc của Topica Founder Institute, một công ty khởi nghiệp công nghệ giáo dục. Ông Liu đã sống ở Việt Nam từ năm 1997, và bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ kể từ năm 2011.

Trong 18 tháng qua, tiềm năng của Việt Nam đã được thúc đẩy bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Khi Trung Quốc và Mỹ bất hòa - và các công ty công nghệ và dòng vốn bị kẹt ở giữa - Việt Nam đã nổi lên như một trong những người hưởng lợi của cuộc chiến thương mại. 

Các chuyên gia cho biết, trào lưu khởi nghiệp của Việt Nam tiếp tục nhận được dòng vốn đầu tư từ công ty công nghệ lớn ở Mỹ và Trung Quốc, và một nhóm các nhà đầu tư châu Á. Google tuyên bố vào cuối tháng 8 rằng họ sẽ chuyển sản xuất điện thoại Pixel từ Trung Quốc sang Việt Nam, đánh dấu một thời điểm quan trọng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Không lâu sau đó, Grab đã công bố kế hoạch đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

Báo Mỹ: Việt Nam vốn đã là một thị trường phát triển nhanh, có điều kiện phù hợp để khởi nghiệp phát triển, bất kể có chiến tranh thương mại hay không - Ảnh 1.

Việt Nam là thị trường khởi nghiệp lớn thứ 3 trong số 10 quốc gia ASEAN, theo một báo cáo mới từ Cento Ventures, một công ty đầu tư mạo hiểm của Singapore. Hai năm trước, Việt Nam chỉ đứng thứ 6.

Nikhilesh Goel, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Validus Capital, một công ty đầu tư Đông Nam Á, cho biết Việt Nam đã được lợi vì đầu tư của các công ty Mỹ đã dời trọng tâm ra khỏi Trung Quốc, nhưng lưu ý rằng sự phát triển của Việt Nam không chỉ là ăn may, mà là kết quả của nhiều năm nỗ lực thay đổi - cả khu vực công và tư.

"Chúng ta không thể quên rằng bản thân Việt Nam vốn đã là một thị trường phát triển nhanh, có điều kiện phù hợp để khởi nghiệp phát triển và trưởng thành, bất kể có chiến tranh thương mại hay không", theo Goel.

"Trong một thời gian dài, Việt Nam đã phải chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh. Đây là một kỷ nguyên mới, một cơ hội để khám phá các tiềm năng" - Bobby Liu nói.

"Trong những năm gần đây, nhân tài Việt ở nước ngoài bắt đầu quay về Việt Nam. Những người này mang lại dòng vốn, không chỉ là kiều hối và đầu tư, mà còn là vốn  kiến ​​thức, ý tưởng và kết nối" - Eddie Thai, General Partner của 500 Startups cho biết. "Còn ở trong nước, Việt Nam hiện có khoảng 250.000 kỹ sư, số lượng việc làm công nghệ đã tăng gấp đôi trong ba năm qua, thêm vào đó rằng tiền lương lao động CNTT của Việt Nam hiện thấp hơn khoảng 40% so với Trung Quốc và Ấn Độ". 

Báo Mỹ: Việt Nam vốn đã là một thị trường phát triển nhanh, có điều kiện phù hợp để khởi nghiệp phát triển, bất kể có chiến tranh thương mại hay không - Ảnh 2.

Trong những năm gần đây, các tổ chức như Thung lũng Silicon Việt Nam, Trung tâm đổi mới sáng tạo Sài Gòn và Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh đã được thành lập để xây dựng hạt nhân của thế hệ công nghệ mới.

Daniel Song của Quỹ đầu tư mạo hiểm Hàn Quốc Access Ventures, cho biết đầu tư vào Việt Nam cũng được thúc đẩy bởi các chaebol Hàn Quốc (như Samsung), mở đường cho các nhà đầu tư đa dạng hơn.

Theo ông Song, khi Access Ventures lần đầu tiên vào Việt Nam 4 năm trước, chỉ có một vài quỹ đầu tư mạo hiểm của Hàn Quốc tại Việt Nam. Ngày nay, có gần 15 quỹ Hàn Quốc tích cực đầu tư vào Việt Nam.

"Thị trường khởi nghiệp sôi động nhất rõ ràng là Việt Nam" - ông Song đánh giá.

Hoàng An

NBC News

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên