Báo Nga: "Đoàn kết và lòng yêu nước" - Cần học tập Việt Nam để chiến thắng
Báo Pravda của Nga đã có bài viết ca ngợi Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9.
- 05-09-2022PMI Việt Nam trong tháng 8 tăng lên 52,7 điểm, số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn khi áp lực lạm phát giảm
- 05-09-2022Khi nào GDP Việt Nam vượt mốc 500 tỷ USD và thứ hạng trong ASEAN-6 sẽ thay đổi ra sao?
- 05-09-2022Năng lực điều hành kinh tế của 5 thành phố trực thuộc Trung ương thay đổi ra sao trong 10 năm?
Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 của nước ta, báo Pravda của Liên bang Nga đã đăng bài của tác giả Sergey Lebedev với đầu đề: "Đoàn kết và lòng yêu nước: Cần học tập Việt Nam để chiến thắng".
Ông viết: "Sự đoàn kết, lòng yêu nước và lý tưởng đúng đắn không phải là những lời nói suông. Nửa thế kỷ và hơn thế nữa là một khoảng thời gian đủ để đánh giá chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam".
Dưới đây là phần lược dịch nội dung bài viết của tác giả Lebedev:
Hà Nội sẽ luôn có được "thanh kiếm của Lê Lợi"
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ bù nhìn thân phát xít, tồn tại một thời gian ngắn ở Việt Nam vào cuối Thế chiến thứ Hai.
Cách mạng Tháng Tám là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp đô hộ đất nước vào nửa cuối thế kỷ 19 và phát xít Nhật chiếm đóng Việt Nam năm 1940 trong Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Việt Nam được giải phóng khỏi quân phát xít Nhật và chế độ bù nhìn phong kiến Bảo Đại, mở đường cho Đảng Cộng sản thành lập chính quyền của mình, đồng thời có ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước láng giềng Lào và Campuchia. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này lúc đó đã không giải phóng hoàn toàn Việt Nam khỏi ách thống trị của ngoại bang, đặc biệt sự đô hộ của Pháp, vốn không chấp nhận để mất một Đông Dương thuộc Pháp.
Cuối năm 1945, Pháp vừa thoát khỏi sự chiếm đóng của Đức nhờ sự giúp đỡ của Mỹ, đã gửi quân đến Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất - ở Việt Nam được gọi là "Cuộc kháng chiến chống Pháp". Thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ - mà đội quân nước ngoài gồm cả bọn Đức Quốc xã đã chạy trốn khỏi nước Đức sau năm 1945, được trang bị trực thăng và xe tăng Mỹ - đã gây chấn động địa cầu.
Tạp chí Liên Xô "Ngọn lửa nhỏ - Огонёк" của những năm 1950 đã viết: Sự đoàn kết, lòng yêu nước và hệ tư tưởng đúng đắn không phải là những tiếng nói sáo rỗng. Nửa thế kỷ và thậm chí hơn thế nữa là khoảng thời gian quá đủ để đánh giá chủ nghĩa anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Một học sinh tiểu học Nga và chàng trai đến từ Sài Gòn
Tôi xin nhắc lại, tôi cũng như tất cả các bạn đồng trang lứa, luôn ngưỡng mộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ khi còn nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi đọc về cuộc chiến ở Việt Nam trên tạp chí "Muilka - Мурзилка» và các ấn phẩm dành cho trẻ em khác trong những năm 1960 và 1970. Rõ ràng là phụ huynh đã tìm cách khai thác mọi thông tin từ các chương trình thời sự trên truyền hình và báo chí.
Có thể viết nhiều về điều này, và có lẽ nên làm như vậy, đặc biệt là ở nước Nga ngày nay. Lòng yêu nước và sự hy sinh quên mình của người Việt Nam đối với tôi, khi đó là một học sinh lớp hai, không phải là một tiếng nói sáo rỗng. Thật tình cờ khi tôi, một người đàn ông nhỏ bé, kết bạn với một người Việt Nam... Mỗi chúng ta đều có câu chuyện của riêng mình.
Tôi muốn tin rằng anh ấy vẫn còn sống, và mọi thứ đều tốt đẹp với anh ấy! Hơn nữa, những người bạn như vậy không thể nào quên được, dù đã nửa thế kỷ trôi qua!
Năm 1969, tôi đi nghỉ cùng bà ngoại ở vùng Tula (Krapivna). Chủ tịch nông trang tập thể xin bà tôi cho một sinh viên ở Leningrad ở nhờ trong vài tuần. Hóa ra, đó là sinh viên của một trường đại học lâm nghiệp. Anh tên là Lam Xuan San. Lúc đó tôi 9 tuổi, còn anh ấy khoảng 20. Điều đó không ngăn cản chúng tôi dành nhiều thời gian cùng nhau đi chơi trong rừng. Anh ấy đi bộ với một cái búa nhỏ, chặt vỏ cây một chút và viết một cái gì đó vào một cuốn sách. Tôi đã dạy anh hái nấm Nga và anh ta đã thu được một rổ nấm Đại hồng nhung. Thật là vui!
Lam không biết đường là gì, lúc nào cũng nói "ngon". Lam dường như đến từ Sài Gòn, là một người Việt Nam yêu nước và từng tham gia biểu tình phản chiến.
Sau kỳ nghỉ Lam đã chia tay chúng tôi. Và đến mùa đông, anh đã gửi một tấm bưu thiếp chúc mừng kỷ niệm 52 năm Cách mạng Tháng Mười Nga.
Theo tôi nhớ, ở đây còn có Nguyễn Văn Trỗi, anh hùng của miền Nam Việt Nam (1/2/1940 - 15/10/1964, Sài Gòn), một thành viên của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Sau một vụ ám sát bất thành Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara, anh đã bị xử bắn công khai tại Sài Gòn.
Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm. Lam đã kể cho tôi nghe về điều đó. Tôi chắc chắn rằng chính "thanh kiếm" này đã bảo vệ người Việt Nam. Chúc các bạn may mắn!
Tổ Quốc