Bảo Nguyễn - chàng họa sĩ nổi tiếng trong giới trung lưu, quý tộc tại Hà Nội, khiến các quý bà hào môn quyết bỏ hàng chục nghìn đô vào cuộc “ĐUA TRANH TRÊN TÚI”
Như lời Leonardo da Vinci đã nói: 'Giản đơn đúng là sự tinh tế tột cùng'. Cách phô trương của người giàu chính là chẳng phô trương gì cả.
- 21-02-2022Khám phá kho đồ cổ "có một không hai" trị giá hơn nghìn tỷ đồng giữa trung tâm TP.HCM
- 21-02-2022Vợ đảm Sài Gòn tự "thay áo" cho căn hộ 56m² đẹp nức nở, dùng đồ mây tre vừa thân thiện vừa xinh yêu khiến chồng phải khen không dứt lời
- 21-02-2022Ngắm bộ sưu tập "bạn đồng hành" đắt đỏ trị giá gần 200 triệu trong căn bếp của doanh nhân 9X Sài thành
Sau nhà lầu, xe hơi, phi thuyền... thì sưu tập nghệ thuật chính là lựa chọn của hội hào môn thế gia.
Thời trước, người ta còn thường râm ran 4 thú chơi của người Việt "Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc" trong đó hội họa gần như là sản phẩm chỉ trong cung và hoặc giới quý tộc sở hữu. Ngày nay, hội họa tiếp cận với nhiều người một cách dễ dàng thông qua hình thức in ấn. Các sản phẩm in ấn tuy phổ biến rộng rãi nhưng nó thường không có giá trị sau khi được mua về. Khác với tranh in ấn, loại tranh do chính danh họa sĩ vẽ, qua thời gian giá trị của nó vẫn được bảo lưu, thậm chí còn là một loại tài sản mà dân kinh doanh xem trọng.
Trong bài phỏng vấn với hoạ sĩ Bảo Nguyễn, chúng tôi đã đề cập nhiều về thú chơi tranh, đặc biệt là loại tranh mà giới thượng lưu đang đua nhau sở hữu. Có thể bạn không biết nhiều về tranh. Thế nhưng, khi đã dành thời gian để tâm đến chúng, ngoài thẩm thấu cái đẹp của hội họa, bạn sẽ hiểu vì sao người giàu nào cũng muốn có một bức trong nhà.
CÓ MỘT HỘI HÀO MÔN THẾ GIA BỎ VÀI CHỤC NGHÌN ĐÔ "CHƠI TRANH"
Khi thị trường tranh ở Việt Nam vẫn đang "tranh tối tranh sáng" thì những tác phẩm lấy cảm hứng cổ phục thời Nguyễn, nhấn nhá thêm hình ảnh của chiếc túi hàng tỷ đồng, chiếc đồng hồ phiên bản giới hạn trên thế giới hay bộ trang sức đắt đỏ có giá bằng một chiếc ô tô,...của Bảo Nguyễn lại bắt đầu một đường đua mới của giới thượng lưu.
"Lễ" là tên của tác phẩm sáng giá nhất mà anh từng vẽ nên, tác phẩm sau đó được "gả" cho một nữ đại gia Hà Nội với mức khởi điểm là 1x.000$. Theo lời hoạ sĩ trẻ, các khách hàng tìm đến anh 100% đều chấp thuận mức giá ban đầu. Những cuộc ngã giá diễn ra rất chóng vánh.
Điều khó khăn nhất đối với một người hoạ sĩ khi thương mại hoá tác phẩm nghệ thuật của mình, theo Bảo Nguyễn là sự đắn đo về việc định giá tranh. Người hoạ sĩ phải đủ tin tưởng bản thân mình tạo ra thứ nghệ thuật vô giá.
Trong khi hoạt động sáng tác nghệ thuật là việc mang tính chất cá nhân, bằng những kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức có từ bên trong người hoạ sĩ gọi là "thế giới quan riêng", thì việc định giá tranh lại ngược lại. Nó đến từ các yếu tố bên ngoài bao gồm thị trường, trong thế giới thực - nơi mọi thứ được mua bán bằng tiền, nơi mà hầu hết những thứ có giá trị được định giá bởi thị trường.
"Người vẽ họ cần hiểu rõ vòng xoay, nhu cầu của hai từ "thị trường" bên trong nghệ thuật - nơi mà tác phẩm của họ sẽ được trưng bày và so sánh với những tác phẩm của các nghệ sĩ khác. Người vẽ hiểu rõ giá trị tác phẩm của họ, khách hàng yêu thích và cảm được nó, bằng cách nào đó từ hai phía, thị trường và người vẽ gặp nhau tại một điểm để có thể định được một giá trị được quy đổi thành tiền cho một tác phẩm nghệ thuật".
KHOÁI LẠC KHÔNG CHỈ TRÊN TRANH MÀ CÒN TRÊN TÚI XÁCH, QUẦN ÁO...
Quy trình làm nên một bức tranh của Bảo Nguyễn đi từ việc khách đặt hàng, phác họa thần thái nhân vật thông qua yêu cầu của nhân vật. Trang phục cổ của nhân vật cũng được Bảo Nguyễn lựa chọn, nhờ vào ý tưởng từ cổ phục thời Nguyễn ở Việt Nam.
Sau công đoạn phác thảo, tùy theo ý khách hàng mà những phụ kiện như túi hiệu, kính hiệu, đồ hiệu được thêm vào sau cùng. Và để hoàn thành tác phẩm, Bảo Nguyễn mất khoảng từ 2 tuần.
Trước đó, phải có vài năm để hoạ sĩ trẻ này loay hoay với nến chất liệu mà anh chọn cho tranh của mình. Thế nhưng, sau đó chất liệu dường như không phải là rào cản khiến anh cảm thấy khó nhằn khi khách hàng đa phần là tầng lớp trung lưu, họ sẵn sàng phá cách, yêu cầu điểm xuyết thêm đồ hiệu, kính hiệu, dàn tuỳ tùng, sao cho bộc lộ được sự giàu sang bên cạnh những cổ phục. Ngoài ra, một trong số đó còn yêu cầu Bảo vẽ lên chiếc túi xách hàng chục triệu, hoặc họ yêu thích đến độ hiện thực hoá tác phẩm của anh ra bên ngoài.
Trong môi trường các khách hàng đa phần là những doanh nhân, không kì kèo về tiền bạc, Bảo Nguyễn nhận định:
"Đối tượng khách hàng lĩnh vực này thường thoáng, họ tìm đến mình 90% họ tin mình, mình chỉ cần thể hiện qua tác phẩm, họ chỉ nhận xét một chữ "WOW" là xong. Nhiều khách hàng khó họ có gu thẩm mỹ đặc biệt hơn, cho hoạ sĩ một data đa dạng, tạo điều kiện cho mình sáng tạo nhiều hơn".
NHỮNG BÍ MẬT NGẦM MÀ DÂN THƯỢNG LƯU RỈ TAI NHAU KHI BỎ CHỤC NGHÌN ĐÔ BƯỚC VÀO CUỘC "ĐUA TRANH"
Ngoài yêu thích ra, ai cũng lấy làm thắc mắc, rằng điều gì đã khiến một vương gia sẵn sàng chi hàng trăm triệu cho một bức tranh?
Hoạ sĩ Bảo Nguyễn cho rằng đó là nhờ vào 2 yếu tố, 1 là thể hiện cái tôi của họ, 2 là cái tên của tác giả. Đấy cũng là những mách nước về bí mật mà những người chơi tranh, giàu kếch xù nào cũng có trong tư tưởng.
"Đôi khi người ta không quan tâm đó là gì, họ nhìn thấy đó là họ. Một quý bà ngồi chễm chệ bên cạnh khối tài sản như nhà lầu, xe hơi, những chiếc túi da cá sấu bạch tạng hiếm hoi trên thế giới từ Christian Dior, Hermès,... Hoặc một nữ tướng bên cạnh dàn tuỳ tùng với những chiếc đồng hồ đắt nhất như Patek Philippe Grandmaster, Rolex Daytona Paul Newman,... thứ mà họ dùng vài trăm tỷ để mua nhưng chưa mang bên người được quá 2 lần vì không thích sự phô trương".
"Tôi có cái túi này, cái đồng hồ này nhưng tôi không mang theo thường xuyên, tôi muốn show lên tranh" hoặc "Chị thấy người A có chiếc túi nọ, chị cũng muốn có nó",... đó là lời mà họ rỉ tai nhau.
Như lời Leonardo da Vinci đã nói: "Giản đơn đúng là sự tinh tế tột cùng". Cách phô trương của người giàu chính là chẳng phô trương gì cả. Câu chuyện định giá một bức tranh chưa hết khi các ông, các bà còn đua nhau rằng tranh phải "đắt" và đủ "nội dung" nhất có thể. Ví như, khi nhìn thấy tranh người này có A thì tranh của họ phải là A+.
Trong không gian những bữa tiệc tùng tại nhà, dưới ánh đèn lung linh, tiếng những ly rượu thuỷ tinh va vào nhau cùng tiếng nhạc vang bên tai thì tranh chính là thứ thể hiện đẳng cấp của các gia chủ mà họ không cần khoác lên người bất kỳ bộ trang phục hoành tráng hay rườm rà nào.
Cũng theo lời hoạ sĩ trẻ, tác giả chính là thành tố thứ 2 để định giá một bức tranh. Điều này khá dễ hiểu khi nhắc lại một sự kiện bức tranh triệu đô của hoạ sĩ Mai Trung Tứ từng khiến hội văn học nghệ thuật trên toàn thế giới phải nghiêng mình. Ngoài những giá trị vượt thời gian, tranh của hoạ sĩ Mai Trung Thứ còn gây ảnh hưởng bởi tên tuổi của ông.
"Đôi khi người ta chẳng cần biết tác phẩm đó vẽ gì, chỉ cần biết tác phẩm đó là của ai, người đó ảnh hưởng như thế nào", Bảo Nguyễn chắc nịch.
Ý tưởng của Bảo Nguyễn được các quý cô ưa chuộng
TỪNG CHÔN TIỀN VÀO TRANH, MÃI CHO ĐẾN MỘT NGÀY CHỈ VẼ CHƠI ĐỂ UP FACEBOOK…
Bảo Nguyễn ban đầu là sinh viên của trường Đại học FPT Arena chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ. Sau 2 năm học tập, anh ấn định con đường phù hợp nhất với mình chính là hội hoạ, và Đại học Mỹ Thuật là nơi mà chàng trai sinh năm 1991 này gửi gắm toàn bộ đam mê và tâm tư. Mặc dù tốt nghiệp vào năm 2016, nhưng trước đó 3 năm, anh đã loay hoay với tranh lụa và dành thời gian để định hình phong cách của mình. Những gì mà anh miêu tả về thời gian ấy của mình là “chôn tiền vào tranh".
“2013 là thời điểm anh bắt đầu với tranh lụa, khi ấy anh vẫn chưa thể định hình phong cách, loay hoay từ chất liệu đến chủ đề, không tìm ra được thứ nào hợp với mình và hợp với khách hàng của mình, thời gian ấy như “chôn tiền vào tranh”. Lúc ấy, bản thân như một tờ giấy trắng, thử hết cái này đến cái khác vẫn không tìm ra điều gì mới thật sự hợp với mình".
Bảo Nguyễn cho rằng khi tiếp cận với hội họa, tranh lụa là một đề bài khó nhằn nhất. Nhưng không dễ dầu gì cho một người hoạ sĩ mới ra nghề bắt đầu một thứ gọi là “cái màu” của riêng họ. Bạn phải tưởng rằng, khó hơn cả việc hái sao trên trời với những người làm nghệ thuật chính là 2 từ “sáng tạo” - làm ra cái nhìn vào là biết của mình. Điều này được biểu hiện ở một người họa sĩ là tác phẩm của người hoạ sĩ ấy dẫu không có chữ ký thì khán giả vẫn gợi đến cái tên của họ đầu tiên khi nhìn qua tác phẩm.
Hoạ sĩ Bảo Nguyễn
“Hầu hết những hoạ sĩ ban đầu đều luôn loay hoay với cái chất riêng biệt của mình, và những khoảnh khắc mà người ta nhận ra họ sáng tạo đến rất tự nhiên. Như việc vài năm anh tìm kiếm những hướng đi cho mình rồi mãi đến 2020 vừa rồi, những tác phẩm ngẫu hứng dựa trên sở thích của mình, không quan tâm đến việc ai thích hay không, sau khi chụp chúng và đăng lên mạng xã hội thì bất ngờ nhận được rất nhiều sự phản hồi. Hầu hết mọi người đều yêu quý chúng. Đến bức thứ 2, anh điểm xuyến chúng bằng loạt đồ hiệu đắt tiền, kiểu thoạt nhìn đã ra nét vương giả. Sau đó, một chị gái nhà ở Thảo Điền gọi cho anh và nói rằng: “Chị thích bức này và chị muốn mua nó".
Tiếng lành đồn xa, Bảo Nguyễn “gả” bức tranh theo cái chất của mình vào một gia đình giàu có. Và “đứa con” này đã báo hiếu người đã hoạ ra nó bằng một loạt những khách hàng mua tranh qua 1 cuộc gọi.
“3 giờ sáng vẫn có người đặt tranh, ngày nào anh cũng vẽ, vẽ sáng trưa chiều tối, quên ăn quên ngủ, đến sụt cả cân. Nhưng đổi lại, tranh của anh mang lại cho anh rất nhiều may mắn, từ sự nghiệp, mối quan hệ, lĩnh hội tri thức. Kể từ thời điểm tìm ra được “màu sắc" của riêng mình anh tin đó vẫn chưa phải là đỉnh điểm của cuộc đời mình, vẫn có cảm nhận nó sẽ là một cột mốc khác, mặc dù có thể nói trong suốt nhiều năm theo nghề, năm vừa rồi là năm có được thành quả ngọt ngào nhất".
Người ta thường tưởng về một hoạ sĩ "vùi mình vào trong các tác phẩm, tay chân lấm lem trong màu mực", có thể nói là tơi tả để có được một tác phẩm nghệ thuật sáng tạo và đầy chất xám, hình tượng đó lại chỉ đúng một phần với Bảo Nguyễn.
“Không phải mình cứ tơi tả với sản phẩm của mình thì nó mới được công nhận. Nghệ thuật và đặc biệt là hội hoạ cần có tầm nhìn, giá trị của tranh không phụ thuộc vào việc họa sĩ vùi mình vào các tác phẩm và dành hết tâm huyết cho chúng mà theo anh giá trị của tranh còn nằm nhiều ở yếu tố người xem, họ thấy gì, nó thể hiện điều gì từ họ”.
Bảo Nguyễn gần như đề cập đến điều mà tranh của anh đang làm được và rất vào nhịp là giúp một người nhận ra sự cao quý của họ mà không phải thông qua lời nói. Không chỉ riêng anh, các khách hàng cũng xem tranh là một loại tài sản, họ có ý giữ chúng bền bỉ theo thời gian và giá trị nghệ thuật được lột tả từ đó.
Pháp luật và bạn đọc