Báo Nhật: Hy vọng nào le lói trước nền kinh tế ảm đạm vì Covid-19?
Nobuko Kobayashi, Giám đốc quản lý dịch vụ tư vấn giao dịch và đối tác tại Ernst & Young - Nhật Bản cho biết: "Do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sẽ có nhiều công ty re-shoring, có nghĩa là đưa các dây chuyền sản xuất hàng hóa trở lại chính nước mình để gần hơn với tiêu dùng".
- 12-03-2020The Guardian: Tại sao đến bây giờ WHO mới tuyên bố Covid-19 là đại dịch, chuyên gia nói bao giờ có vaccine và cần phải chuẩn bị gì cho điều đó?
- 11-03-2020COVID-19 ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch sản xuất của các đại gia công nghệ Samsung, Google, LG... tại Việt Nam
- 11-03-2020COVID-19: Quảng Ninh tạm dừng đón khách tham quan Vịnh Hạ Long, Cô Tô, Vân Đồn... hai tuần kể từ 12/3/2020
Hàng ngàn người nhiễm bệnh và hàng chục người chết mỗi ngày do sự lây lan của Covid-19 đang khiến cả thế giới bị đe dọa. Thị trường bấp bênh, nhiều thành phố bị phong tỏa, các cơ sở y tế thì quá tải, các sự kiện thể thao và âm nhạc đã bị hủy bỏ; ngành du lịch khủng hoảng; và người tiêu dùng đang hoảng loạn tích trữ đồ thiết yếu.
Nhưng giữa sự ảm đạm đó vẫn có những ánh sáng le lói có thể mang lại nhiều lợi ích lâu dài.
Có thể thấy rằng các công ty đã và đang đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, đem đến nhiều cơ hội hơn cho các quốc gia đang phát triển và môi trường phát triển bền vững hơn. Công nhân có thể có thể làm việc từ xa. Chính phủ đặt ưu tiên cao hơn về chăm sóc sức khỏe. Tất cả chúng ta sẽ có ý thức hơn về vệ sinh cá nhân. Và nguyên nhân được cho là gây ra sự bùng phát - buôn bán động vật hoang dã - đã bị cấm ở Trung Quốc.
Ngay cả trước khi dịch bệnh xảy ra, các rủi ro chính trị như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã buộc các công ty đa quốc gia phải chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc trở về nước hoặc sang một nước thứ ba.
Bây giờ cuộc khủng hoảng do dịch bệnh đang đẩy nhanh xu hướng đó.
Google và Microsoft đang nỗ lực tăng tốc để chuyển dây chuyền sản xuất điện thoại và máy tính sang Đông Nam Á. Các công ty Nhật Bản như Komatsu , một nhà sản xuất thiết bị xây dựng và Daikin Industries , một nhà sản xuất điều hòa không khí, đang cân nhắc những động thái tương tự.
Dan Wang, một nhà phân tích công nghệ làm tại một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Gavekal Dragonomics-Bắc Kinh cho biết: "Về lâu dài, sự đa dạng chuỗi cung ứng có khả năng là một điều tốt".
Wang nói với Nikkei: "Trung Quốc phong tỏa phần lớn đất nước. Nếu một đại dịch tương tự bùng phát trở lại trong thập kỷ tới hoặc trong tương lai, các công ty sẽ không muốn bị cuốn vào một cuộc chiến tàn khốc như vậy một lần nữa."
Wang nói thêm rằng, trong khi "không có một 'Trung Quốc thứ hai' nào khác có thể thay thế Trung Quốc", thì các quốc gia mới nổi có thể được hưởng lợi từ việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Việc chuyển đổi sản xuất sang các nước đang phát triển như Ấn Độ hoặc Bangladesh sẽ mang lại cho người dân ở các quốc gia đó kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm công nghệ", Ông nói. "Và một khi họ có được điều đó, họ có thể tham gia vào vòng đổi mới tiếp theo."
Mặc dù tác động của dịch bệnh đối với sản lượng công nghiệp và các chuyến bay có thể là ngắn hạn, nhưng nó có khả năng dẫn đến tính bền vững cao hơn.
Nobuko Kobayashi, giám đốc quản lý dịch vụ tư vấn giao dịch và đối tác tại Ernst & Young - Nhật Bản cho biết: "Do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, sẽ có nhiều công ty re-shoring, có nghĩa là đưa các dây chuyền sản xuất hàng hóa trở lại chính nước mình để gần hơn với tiêu dùng". "Điều này sẽ làm giảm lượng hàng hóa phải vận chuyển trên toàn thế giới. Đây là một điểm cộng cho việc giảm thiểu lượng khí thải carbon."
Sự gia tăng do virus gây ra trong việc làm việc từ xa ở những nơi như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có thể tạm thời giúp giảm lượng khí thải carbon. Văn hóa hiện tại của các công ty ở Đông Á từ lâu đã cản trở sự linh hoạt của các hoạt động làm việc, nhưng gần đây có những dấu hiệu cho thấy điều này đang thay đổi.
Các tập đoàn lớn của Nhật Bản như Sony, Takeda Pharmaceutical, Toshiba và SoftBank Corp đang kêu gọi nhân viên làm việc tại nhà. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố vào tháng trước rằng "làm việc từ xa là một giải pháp hiệu quả".
"Nhật Bản đặc biệt chậm thay đổi. Có một "lực quán tính" - sức ì rất lớn trong cách chúng tôi tiến hành kinh doanh", Kobayashi nói. "Chỉ một cú sốc lớn về mức độ bùng phát của Covid-19 mới có thể đưa chúng tôi ra khỏi những cách thức cũ và thay đổi. Khi chuẩn mực sụp đổ, nó sẽ nhường chỗ cho một cách tiếp cận tiến bộ hơn".
Kobayashi cũng thấy nhiều dịch vụ y tế, giáo dục và chính phủ được chuyển sang hoạt động trực tuyến, cho phép người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Thật vậy, Bộ giáo dục Nhật Bản đã đăng tải một số tài liệu học tập lên Internet sau khi các trường học trên cả nước tạm thời đóng cửa bắt đầu vào ngày 2 tháng 3 đến một thời gian không xác định.
Cùng lúc đó, đối với động vật hoang dã, Covid-19 có thể coi như là một vị cứu tinh.
Nghi ngờ rằng căn bệnh lây lan từ động vật hoang dã sang người tại một khu chợ ẩm ướt tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng trước đã ban lệnh cấm buôn bán động vật hoang dã như cóc, dơi và tê tê, những con vật mà trước đây đôi khi được ăn như một món ngon.
Peter Li, chuyên gia chính trị Trung Quốc tại Humane Society International – Tổ chức bảo vệ động vật Thế giới, nói với Nikkei rằng động thái của Bắc Kinh có thể là một bước để loại bỏ các thành phần khác của ngành công nghiệp và có hiệu ứng spin-off trên toàn khu vực.
(*Spin-off: một tổ chức mới hay thực thể được hình thành bởi một sự tách ra từ một tổ chức lớn hơn)
"Trung Quốc cấm buôn bán động vật hoang dã sẽ khuyến khích các hành động tương tự ở các nước láng giềng như Việt Nam và Thái Lan", Li nói. "Những quốc gia khác sẽ mất đi cái cớ để tiếp tục những hoạt động bất hợp pháp của họ."
Dịch bệnh cũng đã nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân, khiến mọi người trên toàn thế giới dành nhiều thời gian hơn để rửa tay bằng xà phòng và nước nóng - giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm virus khác như cúm.
Đồng thời, virus đang phơi bày những điểm yếu của các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên khắp châu Á.
Richard Coker, giáo sư danh dự về sức khỏe cộng đồng của Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh London tại Bangkok, cho biết, ông hy vọng dịch bệnh sẽ dẫn đến cải cách và tài trợ tốt hơn cho các hệ thống y tế quốc gia và các cơ quan toàn cầu như Tổ chức Y tế Thế giới.
Coker nói với Nikkei, "Sự tin tưởng vào các tổ chức là cực kỳ quan trọng khi xảy ra đại dịch. Tôi hy vọng động lực xã hội tạo ra sự tin tưởng này sẽ dẫn đến thay đổi chính trị, có nghĩa là các bệnh truyền nhiễm không chỉ được coi là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng mà còn là mối đe dọa an ninh. Về lâu dài, tôi hy vọng chúng ta sẽ cảm thấy sâu sắc hơn rằng tất cả chúng ta đều được gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau".