Báo Nhật: Tác động của coronavirus có thể là ngắn hạn với tăng trưởng và lạm phát, nhưng sẽ là dài hạn với chuỗi cung ứng toàn cầu
Bất ngờ và khó lường hơn cả cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, coronavirus đã trở thành một hồi chuông cảnh tỉnh cho các công ty đa quốc gia về những rủi ro khi phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc.
- 26-02-2020Báo Trung Quốc: Tại sao Việt Nam thu hút các thương hiệu từ xa xỉ đến bình dân như Louis Vuitton, Uniqlo, Zara...?
- 26-02-2020Việt Nam tăng 21 bậc, vượt Thái Lan và Philippines về minh bạch trong bảng xếp hạng chỉ số nhận dạng tham nhũng
- 25-02-2020Thủ tướng khẳng định "trong nguy có cơ", chưa có cơ sở để điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô, tăng trưởng
Coronavirus lần này đã gây một cú sốc lớn hơn nhiều so với SARS năm 2003. Nền kinh tế của Trung Quốc bây giờ lớn gấp tám lần so với thời điểm đó. Tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu cũng đã tăng nhanh chóng mặt.
Trung Quốc đã trở thành một thị trường rộng lớn và quan trọng đối với các công ty toàn cầu, từ Apple đến Adidas. Nhưng giờ đây hàng triệu người Trung Quốc bị cách ly tại nhà, hầu hết các trung tâm thương mại và cửa hàng đóng cửa, cầu trong nước đã suy giảm nghiêm trọng đối với phần lớn hàng hóa và dịch vụ.
Bán lẻ trực tuyến là một ngoại lệ. Ngành này không suy giảm, nhưng lại bị chi phối bởi các công ty trong nước nên cũng không còn khoảng trống cho các công ty nước ngoài. Trong khi đó, thị trường ô tô của Trung Quốc, quan trọng nhất đối với các công ty đa quốc gia, lại trì trệ nghiêm trọng.
Ngoài việc tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc cũng hướng tới những chuỗi giá trị với công nghệ cao hơn và tham gia sâu rộng vào các chuỗi giá trị toàn cầu kể từ năm 2003. Các nhà máy mọc lên trên khắp Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà máy này hiện đã đóng cửa hoặc nếu có hoạt động thì cũng dưới mức công suất tối đa. Phần lớn giao thông trong nước và quốc tế bị ngưng trệ, Covid-19 virus đã tác động lớn và bất ngờ đối với nhiều nhà sản xuất nước ngoài.
Một số nhà sản xuất ô tô quốc tế, như Nissan Motor và Toyota Motor đã phải ngừng sản xuất tại nhiều ở Nhật Bản vì sự gián đoạn nguồn cung cấp các bộ phận từ Trung Quốc. Các công ty dược phẩm Ấn Độ đã cảnh báo rằng, sản lượng của họ có nguy cơ bị ảnh hưởng vì các lô hàng nguyên liệu nhập Trung Quốc bị gián đoạn. Các nhà sản xuất điện tử công nghiệp phương Tây cũng phàn nàn rằng họ không thể nhập khẩu bảng mạch Trung Quốc - linh kiện quan trọng cho máy móc của họ.
Hoạt động sản xuất tại Nissan Motor Kyushu đã bị dừng lại vào ngày 14/2 do thiếu các bộ phận từ Trung Quốc. (Ảnh của Shinya Sawai)
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa trung gian lớn nhất thế giới.
Các hàng hóa trung gian này hiện chiếm gần 2/3 xuất khẩu của Trung Quốc. Covid-19 đã khiến các nhà sản xuất lâm vào thế khó khi không thể thay thế đầu vào từ các nguồn khác trong thời gian ngắn.
Hầu hết các nhà máy của các công ty nước ngoài vẫn đóng cửa kể từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán hoặc vẫn chưa thể hoạt động hết công suất do tác động đột ngột của việc kiểm dịch và hạn chế đi lại đối với công nhân, nhà cung cấp và nhà phân phối của công ty.
Điều này đã giáng thêm một đòn vào các chuỗi cung ứng vốn đã lung lay 2 hai năm qua vì thương chiến, buộc các công ty phải tranh giành các lựa chọn thay thế cho các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đại lục.
Ngay cả trước cuộc chiến thương mại, các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã bắt đầu đa dạng hóa đầu tư sản xuất ra nước ngoài vào Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác, với sản lượng như vậy trong một số trường hợp vượt ra khỏi Trung Quốc, như với điện thoại di động của Samsung Electronics.
Vấn đề nghiêm trọng hơn, là các nền kinh tế Đông Nam Á đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc cho đầu vào sản xuất. Do đó, chiến lược chuyển các chuỗi giá trị sang Đông Nam Á từ Trung Quốc cũng không hoàn toàn dễ dàng.
hà máy điện thoại thông minh của Samsung Electronics ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam, hình vào tháng 6 năm 2018: chiến lược của các chuỗi giá trị cận kề đã hạn chế tác động trong việc giảm rủi ro tập trung. (Ảnh của Kotaro Hosokawa)
Mặc dù tác động của coronavirus đối với tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở Trung Quốc và các quốc gia khác có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng tác động của nó đối với hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu sẽ còn kéo dài.
Sự gần gũi và liên kết với Trung Quốc từng là một lợi thế, giờ đã trở thành thách thức lớn.