Bao nhiêu đứa trẻ bị hủy hoại bởi câu nói “Con còn nhỏ mà” và lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh yêu con mù quáng
Nói không ngoa khi đây là các câu thần chú của ông bố bà mẹ của những đứa con hay gây lỗi lầm. Rốt cuộc thì câu này lại có tác hại như thế nào?
- 09-05-2021Bà mẹ đơn thân từng được 2 đời Tổng thống Mỹ ca ngợi: Một tay nuôi dạy 13 con thành tiến sĩ, tất cả nhờ phương châm gói gọn trong 15 chữ này
- 08-05-2021Bà xã đang vướng ồn ào của danh hài Xuân Bắc: Tiểu thư nhà đại gia có công việc thu nhập khủng, dạy con khó đến mức cả chồng cũng phải "nể sợ"
- 08-05-2021Cuộc sống viên mãn của nữ chính đa tài trong "Lật mặt 5": Sở hữu khối tài sản khủng sau chục năm cày cuốc, cách nuôi dạy con thông minh càng khiến dân tình nể phục
Mọi người vẫn luôn nghe những bà mẹ trải lòng về tình yêu với những đứa con của mình: “Tôi yêu chúng bao nhiêu, chúng sẽ yêu tôi bấy nhiêu”. Nhưng trên thực tế, một số bố mẹ hết lòng yêu thương con, nhưng nếu không cẩn thận bố mẹ lại trở thành "kẻ thù" trong mắt con. Vì sao thế?
01.
Có một lần, bạn tôi đưa đứa con 10 tuổi đến cùng họp lớp: Thằng bé điển trai, da ngăm đen do bơi lội nên trông rất khỏe mạnh, ai cũng hết lời khen ngợi. Thế nhưng diễn biến tiếp theo khiến ai cũng phải sửng sốt.
Trước bữa ăn, thằng bé cứ vùi đầu vào điện thoại, bạn tôi nhắc cháu mấy lần nhưng nó chẳng nghe gì cả, sau đó cũng bỏ điện thoại xuống và ăn. Ăn xong thằng bé lại cầm điện thoại tiếp tục chơi, bạn tôi cứ thế mà gắp thức ăn vào bát. Thằng bé như không để ý, bạn tôi đã giật điện thoại trên tay.
Ảnh minh họa.
Ngay lúc này, thằng bé đứng dậy hét lớn lên: “Trả lại đây cho con, ai cho mẹ giật như thế”, sau đó tiện tay hất hết thức ăn xuống bàn. Cuối cùng, bạn tôi đành phải chịu thua đứa con trai cưng, sự việc kết thúc và người mẹ đành phải trả điện thoại lại cho con.
Tôi cần phải chia sẻ thêm, bạn tôi chính là hiệu trưởng có tiếng ở địa phương, từng đạt nhiều giải thưởng về giáo dục. Tôi nghĩ ngoài con trai cô ấy, chẳng ai dám quát cô ấy như thế. Trong tình huống trên, dù người xung quanh có lo lắng đến đâu, thì người trong cuộc như cô ấy vẫn bình thản như không có gì xảy ra.
Nhiều bậc bố mẹ chọn cách phớt lờ những câu chửi thề hoặc những thái độ không đúng mực của con trẻ và biện minh rằng: “Nó còn nhỏ mà, lớn lên sẽ hiểu chuyện thôi”. Tuy nhiên, nếu không sớm chú ý đến những điều nhỏ nhặt này, rất có thể lớn lên sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
02.
Tháng 5/2017, một nam sinh cấp 2 ở Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) đã nổi điên đánh vào đầu mẹ mình vì cô cản tầm nhìn khi cậu bé đang chơi game. Chưa hết, vào tháng 8/2017, một cậu bé 12 tuổi đã bóp cổ mẹ mình ở nơi công cộng chỉ vì trách mẹ làm vỡ thứ gì đó của cậu ta.
Đứa trẻ đánh mẹ vì cản tầm nhìn khi đang chơi game.
Cậu bé từng bóp cổ mẹ ở nơi công cộng
Ngày càng có nhiều trẻ em trút giận lên bố mẹ khi chúng không vừa ý. Các bậc cha mẹ, những người đang bị tổn thương bởi con cái, chắc chắn sẽ có những câu hỏi thầm kín trong lòng: Tại sao tôi cố gắng chăm chỉ để nuôi dạy con nhưng lại trở thành "kẻ thù" trong mắt chúng?
Khi đứa trẻ 2 tuổi đánh đập bạn học, bố mẹ sẽ nói “thật dễ thương”; đứa trẻ 3 tuổi đánh một đứa trẻ khác, bố mẹ sẽ cảm thấy “chả có gì to tát cả”; đứa trẻ 7 hoặc 8 tuổi mất bình tĩnh vì không mua được đồ chơi mà chúng mong muốn, bố mẹ sẽ nói “lớn lên sẽ hiểu chuyện thôi’.
Những bố mẹ này đã chiều chuộng con cái một cách mù quáng, và bỏ lỡ quá nhiều cơ hội để phân biệt đúng sai, bỏ lỡ những nguyên tắc sống cần thiết dành cho trẻ.
03.
Tôi từng gặp một cậu bé giận dữ vì mẹ không mua cho nó món đồ chơi mà nó muốn. Sau đó người mẹ này đã đến gần và thuyết phục: “Đừng giận, mẹ yêu con, mỗi ngày mẹ đều nấu những món mà con yêu thích nhất, ngày nào cũng đưa con đi chơi mà”. Cậu bé ngẩng đầu lên và chống nạnh: “Đó là việc mà mẹ nên làm”.
Bạn thấy đấy, cậu bé thậm chí nghĩ rằng người mẹ sinh ra là để trả nợ cho đứa con này, việc làm cậu bé hài lòng và vâng lời cậu bé vốn là trách nhiệm của người mẹ!
Chúng ta luôn nói, con người đều có lương tâm, chúng ta đối xử tốt với mẹ thì họ đương nhiên sẽ tốt với ta.
Nhưng ngay từ khi đứa trẻ chào đời, nếu bạn chỉ coi việc ăn ở, chăm sóc mù quáng mới thể hiện được tình yêu thương thì bạn sai rồi. Tình yêu dâng trào như thác lũ sẽ khiến bọn trẻ mất đi khả năng nhận thức về tình yêu thật sự, trong từ điển của chúng sẽ không có hai từ “biết ơn”.
Đối với trường hợp bố mẹ là kẻ thù trong mắt bọn trẻ, thì chính bọn trẻ mới là người bị tổn thương nhiều hơn. Con đường tương lai của chúng định sẵn là khó khăn, bởi vì tính kiêu ngạo, bạo lực của chúng không thể thu được gì ngoài một cuộc sống thất bại.
Nếu tình yêu quá viên mãn, nó sẽ trở thành một con dao làm tổn thương trẻ. Bố mẹ phải nghiêm khắc và yêu thương đúng mực để dừng lại, mới là một bậc cha mẹ khéo léo.
(Nguồn: Zhihu)
Pháp luật và bạn đọc