Bão Sơn Tinh hướng vào các tỉnh từ Hải Phòng - Hà Tĩnh
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, hồi 19 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc, cách đảo Hải Nam khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
- 11-07-2018Dự báo có 4 - 5 cơn bão đổ bộ vào đất liền nước ta từ nay đến cuối năm
- 06-06-2018Bão số 2 gây mưa rào và dông kèm lốc xoáy, gió giật cấp 10
- 03-06-2018Áp thấp nhiệt đới khả năng thành bão trên Biển Đông
- 04-05-2018Việt Nam sẽ hứng chịu bao nhiêu cơn bão trong năm 2018?
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, hồi 19 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 113,7 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển rất nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 35km, khoảng sáng mai 18/7 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ; khoảng chiều tối mai 18/7, vùng tâm bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh. Đến 19 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền khu vực Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ vùng tâm bão.
Do ảnh hưởng của bão, ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa dông mạnh; gió bão mạnh cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày mai 18/7 có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4-6m; biển động mạnh. Vùng ven biển đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng nước biển dâng trên nền thủy triều khoảng 0,5m; sóng biển cao 2-4m; biển động mạnh.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 17,5 đến 21,5 độ Vĩ Bắc.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới; sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây và suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Thượng Lào.
Do ảnh hưởng của bão, từ trưa mai (18/7), trên đất liền các tỉnh ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10. Từ trưa mai, ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa rất to trở lại và kéo dài đến khoảng ngày 20/7 (phổ biến 100-300mm/đợt, có nơi trên 350mm).
Cảnh báo từ ngày 18/7-20/7, trên thượng lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sẽ xuất hiện 1 đợt lũ. Đỉnh lũ trên sông Đà, sông Thao, sông Hoàng Long và thượng lưu các sông ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh lên mức BĐ1-BĐ2, sông Bưởi (Thanh Hoá) trên BĐ2; hạ lưu các sông chính ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở dưới mức BĐ1. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét ở vùng núi các tỉnh phía Bắc và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh (chi tiết trong các bản tin lũ, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất)
Nhịp sống kinh tế