Barber là gì và những bí mật thú vị về 6000 năm lịch sử của nghề cắt tóc nam
Từ những năm 3500 TCN, nghề hớt tóc, cạo râu cho phái mạnh đã được hình thành và Barber là từ dành cho những người đàn ông làm công việc này.
- 05-06-2020Ngừng ngụy biện, hãy phản biện: Chìa khóa tạo ra sự khác biệt giữa thu nhập 5 triệu/tháng với 20 triệu/tháng
- 05-06-2020Đời người có 3 việc càng bớt được thì vận mệnh càng "lên hương"
- 04-06-2020"Cầm chiếc cốc trên tay cả ngày, chuyện gì sẽ xảy ra?" - đáp án chỉ ra sai lầm nhiều người đang phạm phải mà không hay biết
Có thể bạn chưa biết, Metrosexual là từ mới xuất hiện trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, miêu tả những người đàn ông biết cách chăm chút, không ngại đầu tư thời gian và công sức để trau chuốt cho vẻ bề ngoài.
Có 3 yếu tố để nhận diện một quý ông Metrosexual: Mái tóc, phong cách thời trang, và mùi hương trên cơ thể.
Những bài viết về thời trang và nước hoa cho phái mạnh chắc hẳn không còn xa lạ với hầu hết mọi người. Nhưng kiến thức và các thông tin về mái tóc của cánh mày râu có vẻ lại chưa phổ biến lắm.
Đàn ông có thể ngầm thể hiện tính cách, triết lý sống của mình chỉ qua một kiểu tóc. Đây cũng là lý do khiến Barber - Những người thợ hớt tóc đóng một vai trò rất lớn trong việc giúp các quý ông định hình, thể hiện nội tâm, phong cách của mình.
Barber, họ là ai?
6000 năm trước, các dịch vụ Barber được hình thành để phục vụ giới quý tộc Ai Cập cổ đại. Trong văn hóa Ai Cập cổ đại, thợ cạo được tôn sùng và trọng dụng không kém các siêu sao. Ở thời trung đại, thợ cắt tóc còn đóng vai trò là bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ và quan chức tôn giáo.
Hầu hết đàn ông trong giai đoạn thuộc địa (những năm 1770) đều cạo sạch râu. Nhiều người giàu có sẽ đội tóc giả. Cũng trong thời kỳ thuộc địa, việc cắt tóc hầu như không được coi là dịch vụ của người da trắng. Do đó, hầu như chỉ có người da đen tham gia vào công việc này. Những người giàu có trở thành chủ nô lệ, và nghĩa vụ của thợ cắt tóc được chuyển sang người.
Năm 1893, A.B. Moler mở Trường đào tạo Barber đầu tiên ở Chicago, Illinois. Ông cũng xuất bản sách giáo khoa tại thời điểm đó, sau đó là hai trường cao đẳng cắt tóc khác ở Iowa vào năm 1899 và 1900. Những trường này cung cấp đào tạo và giáo dục chuyên nghiệp, từ cắt tóc cũng như tỉa râu, lông mặt. Điều đó đã đem đến một ngành công nghiệp mới đầy thành công.
Barber shop không chỉ đơn thuần là một tiệm cắt tóc
Nếu là một fan trung thành của những bộ phim Âu Mỹ, chắc hẳn bạn đã thấy những tiệm làm tóc trang hoàng không kém gì khách sạn 5 sao với nội thất, không gian sang chảnh. Một điểm đáng chú ý khác là rất khó để phân biệt đâu là khách hàng và đâu là người phục vụ. Bởi những quý ông hiện diện ở đây đều ăn vận chỉn chu, lịch sự.
Nơi đó, chính là Barber shop. Các quý ông bước chân vào Barber shop không chỉ để tỉa tót mái tóc, bộ râu mà còn trải nghiệm một không gian dành riêng cho mình. Họ có thể thoải mái tán gẫu, chia sẻ mọi thứ và quan trọng nhất là không một người phụ nữ nào được phép bén mảng tới, dù vì bất cứ lý do gì.
Ý nghĩa sâu sắc của cột đèn xanh - đỏ - trắng trước mỗi tiệm Barber shop
Hầu hết các Barber shop đều được trang trí bằng một chiếc đèn xoay quảng cáo có nhiều màu sắc. Đây đã trở thành hình tượng quen thuộc của nơi tút tát vẻ đẹp cho các quý ông.
Nhưng tại sao lại là chiếc đèn này mà không phải những vật trang trí khác?
Như đã chia sẻ ở trên, ở thời trung đại, thợ cắt tóc còn đóng vai trò là bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ. Mọi người không chỉ đến quán cắt tóc để làm đẹp, mà còn tới để "chữa bệnh". Các thợ cắt tóc sẽ cho khách hàng của mình một chiếc gậy nhỏ và yêu cầu họ nắm chặt để các đường ven tay nổi lên. Điều này khiến thủ thuật lấy máu diễn ra thuận lợi hơn. Sau khi hoàn thành công việc, người khách sẽ được băng bó bằng một miếng vải trắng.
Để quảng cáo cho dịch vụ của mình, các thợ cắt tóc cũng sử dụng luôn những miếng vải có thấm máu, buộc vào những cây gậy nhỏ và treo ngoài cửa hiệu của mình, vì vậy những món đồ này vừa có màu đỏ, màu trắng, và đây cũng chính là xuất phát điểm của việc trang trí cửa hàng cắt tóc bằng đèn quay nhiều màu ngày nay.
Thời nay, tất nhiên các thợ cắt tóc đã không còn làm công việc chích máu nguy hiểm nữa, thế nhưng họ vẫn thường sử dụng đèn quay có màu xanh, đỏ, trắng để quảng bá cửa hàng và đã trở thành một nét văn hóa được nhiều người yêu thích.
Nhiều người cũng cho rằng, màu trắng trên đèn chính là băng gạc, màu đỏ là máu còn màu xanh là màu ven, đóng vai trò như một minh chứng lịch sử cho nghề cắt tóc từ thời xưa.
Với các quý ông, Barber shop hoàn toàn không phải một thuật ngữ hay địa điểm xa lạ. Họ tới đây để giao lưu, trò chuyện, thương thảo làm ăn,... Nhưng với phụ nữ, có lẽ Barber shop luôn là nơi các chị em không thể ngừng tò mò bởi ở đó, phái đẹp hoàn toàn không có cửa đặt chân vào.
Nếu có nơi nào đó riêng tư tuyệt đối, sang trọng tuyệt đối dành cho phái mạnh, đó chắc hẳn không thể là gì khác, ngoài Barber shop.
(Tổng hợp)
Nhịp sống Việt