Bất chấp dịch bệnh, kiều hối vẫn chảy mạnh về TPHCM
5 tháng đầu năm, kiều hối đổ về TPHCM đạt 2,6 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Tiêng trong tháng 5, lượng kiều hối chảy về thành phố đạt 600 triệu USD...
- 04-06-2021Bất chấp dịch Covid-19, kiều hối vẫn đổ mạnh về TP HCM
- 01-06-2021Kiều hối về Việt Nam đứng trước nguy cơ sụt giảm do dịch COVID-19
- 25-05-2021Kiều hối vẫn 'chảy mạnh' bất chấp Covid-19
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Ngày 15/6, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết, bất chấp dịch bệnh phức tạp, lượng kiều hối đổ về TPHCM qua hệ thống ngân hàng đạt tới 2,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM nhìn nhận, đây là con số tích cực trong bối cảnh thị trường khó khăn do dịch COVID-19. Trước đó, kiều hối về TPHCM trong 4 tháng đầu năm đạt 2 tỷ USD, tăng 7% so với cuối năm 2020 và tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Nguyễn Hoàng Minh cho hay nguồn kiều hối chuyển về chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần tăng cung ngoại tệ từ đó giúp ổn định tỉ giá và tiền đồng. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM dự báo cả năm nay, lượng kiều hối về Thành phố sẽ đạt khoảng 6,5 tỷ USD, sau khi tăng 15% lên mức kỷ lục 6,1 tỷ USD vào năm 2020.
Những thị trường kiều hối chính của Việt Nam vẫn là Mỹ, Úc, Canada. Bên cạnh đó, kiều hối còn đến từ các thị trường xuất khẩu lao động như Nhật, Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc...
Trong đó, Mỹ chiếm tỷ trọng lớn vì có lượng kiều bào khá lớn và những người này chủ yếu đi từ các tỉnh thành miền Nam, đặc biệt từ TPHCM. Chính vì vậy, lượng kiều hối chuyển về TPHCM từ trước đến nay thường chiếm tỷ trọng khoảng 30-40% kiều hối cả nước.
TS Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, kiều hối năm 2021 sẽ bị tác động nhiều hơn là năm 2020. Năm vừa qua cho dù kinh tế thế giới chứng kiến sự sụt giảm mạnh; nhưng năm 2021, dư chấn và độ trễ từ tác động của dịch COVID-19 mới thật sự có tác động “ngấm” vào nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù hiện nhiều quốc gia trên thế giới triển khai tiêm vắc-xin cho người dân, nhưng vẫn còn một quãng thời gian dài để đạt tới một tỷ lệ dân số tương đối được tiếp cận vaccine để gia tăng miễn dịch cộng đồng.
Theo ông Hiếu, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện tại sẽ rất khó để có thể ước lượng chính xác điều gì. Cũng có khả năng là lượng kiều hối sẽ cải thiện và không quá bết bát. Bởi Mỹ - quốc gia chuyển kiều hối về Việt Nam nhiều nhất hiện tình hình dịch COVID-19 cũng đã có những tiến triển.
“Khi COVID-19 được kiểm soát sẽ khiến sản xuất kinh doanh phục hồi. Từ đó đời sống, thu nhập của kiều bào cũng sẽ được cải thiện hơn. Ngược lại nếu đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến cách ly xã hội được tái thiết lập thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngưng trệ, gián đoạn. Điều này cũng ảnh hưởng tới đời sống và thu nhập của kiều bào, và cũng tác động đến dòng kiều hối chuyển về nước” – ông Hiếu phân tích.
Tính chung trong 5 năm qua, tổng kiều hối gửi về Việt Nam đạt 71 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 6%/năm, trong đó 2 năm gần nhất là 2018-2019 đạt lần lượt 16 tỷ USD và 16,7 tỷ USD.
Tiền phong