Bất chấp doanh thu giảm một nửa, “Heo ăn chay” BAF lãi gấp 3 lần, mỗi ngày “bỏ túi” hơn 1,75 tỷ lợi nhuận trong quý 3/2022
Giải trình về kết quả trên, BAF cho biết 9 tháng qua, sản lượng và doanh thu tăng do cơ cấu đàn dần đi vào ổn định, các trại mới đã đi vào vận hành. Cùng với đó, giá heo hơi trung bình quý 3 tăng 21% so với năm trước, tác động làm chỉ số kinh doanh tăng.
- 26-10-2022Cứ 3 năm là xuất hiện khủng hoảng thừa, vì đâu BaF quyết chơi lớn và tự tin với “heo ăn chay”?
- 24-10-2022HAG – BAF: Bộ đôi Heo ăn chay – Heo ăn chuối ngược dòng tăng giá trong phiên sàn la liệt
- 24-10-2022Đại diện BaF: Nuôi heo khép kín bằng “cám chay” là xu hướng tương lai của ngành chăn nuôi
CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (BAF) đã công bố BCTC hợp nhất quý 3/2022, ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.920 tỷ đồng, giảm 49,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên do giá vốn giảm rất mạnh, lợi nhuận gộp theo đó tăng gấp 3 lần lên 215,6 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế quý BAF là 158 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với quý 3/2021. Như vậy, mỗi ngày BAF "bỏ túi" 1,75 tỷ đồng lợi nhuận.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của BAF đạt 4.890 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ song lợi nhuận sau thuế đạt 286 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. So với kế hoạch, BAF đã thực hiện được 82% chỉ tiêu doanh thu và 71,1% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022.
Giải trình về kết quả trên, BAF cho biết 9 tháng qua, sản lượng và doanh thu tăng do cơ cấu đàn dần đi vào ổn định, các trại mới đã đi vào vận hành. Cùng với đó, giá heo hơi trung bình quý 3 tăng 21% so với năm trước, tác động làm chỉ số kinh doanh tăng.
BAF cho biết theo chiến lược đã đề ra, mảng kinh doanh chăn nuôi heo theo mô hình khép kín vẫn sẽ là mảng chiến lược của Công ty, chỉ số quý 3 thể hiện chiến lược này đúng đắn. Công ty sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để mở rộng nhanh theo lộ trình đến năm 2030.
Tại thời điểm 30/9/2022, quy mô tổng tài sản của BAF ở mức 5.119,2 tỷ đồng, giảm 6,2% so với thời điểm đầu năm. Trong đó khoản mục tiền và tương đương tiền tăng 13,5% lên 330,2 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn giảm một nửa về 1.443,9 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng 38,3% lên 1.504,8 tỷ đồng...
Mới đây, BAF cũng đã ra mắt thịt thương hiệu Heo ăn chay. Cùng thời điểm, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức cũng vừa tung dòng thịt Bapi – Heo ăn chuối. Chia sẻ tại lễ ra mắt, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT BAF, lý giải việc chọn thời điểm này để ra mắt heo ăn chay vì trước đó công ty chưa tối ưu được chi phí nuôi và công thức cám chay. Đồng thời, ông Bá khẳng định việc cho ra mắt vào thời điểm này hoàn toàn không phải vì HAGL đã tung sản phẩm heo ăn chuối đã gây được sự chú ý trước đó.
"Tại sao bây giờ mới ra? Vì bây giờ chúng tôi mới tối ưu được công thức. Heo ăn chuối là dùng chuối thay ngô, khoai sắn. Còn heo ăn chay dùng đạm thực vật. Heo ăn chay là tâm huyết của chúng tôi xây dựng từ đầu, mất nhiều năm để bộ phận dinh dưỡng thử nghiệm ra được công thức phù hợp. Những công thức trước đó có giá thành cao quá, người tiêu dùng cũng khó chấp nhận, do đó chúng tôi phải tối ưu lại", ông Bá nói.
Theo ông Bá tại Việt Nam "thức ăn chay" cho heo không có nhiều và đạm thực vật đắt hơn nhiều so với đạm động vật. Ở các nước Châu Âu, việc sử xử lý các phụ phẩm từ giết mổ như xương, tai, nội tạng... chi phí môi trường rất lớn. Thay vào đó họ chuyển sang sản xuất đạm động vật với chi phí rẻ hơn. Thậm chí giá đạm động vật nhập khẩu từ nước ngoài chỉ dưới 10.000 đồng/kg, rẻ hơn là trong nước sản xuất vì quy mô sản xuất của họ lớn.
Nhịp sống thị trường
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 3/2022
Xem tất cả >>- Không buồn cạnh tranh với Winmart, Circle K... một doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh thu 96 lần, giá cổ phiếu đã giảm gần 30% từ đỉnh
- DN họ Viettel trong 9T2022: Đột biến tại Viettel Global, kỷ lục tại Viettel Construction
- Đại gia vàng miếng SJC vượt chỉ tiêu lãi sau 9 tháng với 53 tỷ đồng, đang chuyển mình “lấn sân” mảng trang sức
- Ồ ạt mở rộng chuỗi, doanh thu loạt công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital tăng phi mã, riêng Pharmacity đóng 75 cửa hàng
- Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?