Bất động sản công nghiệp khởi sắc, đến thời của vật liệu xanh?
Triển vọng phát triển bất động sản công nghiệp, đặc biệt là kho lạnh, công xưởng sản xuất trong bối cảnh hiện tại thúc đẩy nhu cầu sử dụng các vật liệu thông minh, thân thiện môi trường.
Đón đầu thị trường đầy khởi sắc
Những ngày đầu tháng 4, hai dây chuyền tại nhà máy sản xuất panel chống cháy cách nhiệt Pisocy của Công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam vẫn duy trì chạy từ sáng đến chiều. Công nhân đi làm với trang bị lao động như quần áo nón bảo hộ, khẩu trang diệt khuẩn. Nước rửa tay diệt khuẩn được đặt ở các góc nhà máy, cửa ra vào các phòng chức năng.
Đều đặn mỗi sáng, các cuộn tôn lạnh được các công nhân đưa vào hai đầu chuyền. Các công đoạn tiếp theo như cẩu tôn vào khuôn, phun foam PIR, cắt tấm tấm panel quy cách yêu cầu của khách hàng... tự động hóa hoàn toàn. Thành phẩm là các hàng nghìn m2 panel mỗi ngày, sản phẩm cách nhiệt, chống cháy có tỉ trọng đồng đều, đồng nhất giữa các vị trí, có độ cứng cao.
Trên thực tế, việc các doanh nghiệp sản xuất vật liệu như cách âm cách nhiệt Phương Nam vẫn kinh doanh tốt, đảm bảo sản xuất trong bối cảnh hiện tại một phần đến từ mảng bất động sản công nghiệp vẫn duy trì sự ổn định.
Trong dự báo mới, CBRE cũng cho rằng các thị trường ngách trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và kho vận sẽ hưởng lợi trong dài hạn, khi mà gia tăng tiêu dùng và hình thức phân phối bán lẻ đa kênh của thực phẩm tươi sống sẽ đẩy mạnh nhu cầu của các khách thuê đối với hệ thống kho lạnh trong những năm tới.
CBRE cho rằng, sự bùng phát của dịch bệnh cùng những tác động tiêu cực của nó đến chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tiếp tục thúc đẩy xu hướng dịch chuyển dài hạn này, đặc biệt khi các công ty đang nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tránh tình trạng tập trung cơ sở sản xuất tại một quốc gia nhất định.
Một công trình kho xưởng xây dựng bằng vật liệu panel cách nhiệt tại khu công nghiệp Tân Phú Trung, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.
Cơ hội và thách thức của vật liệu xanh
Ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc công ty TNHH cách âm cách nhiệt Phương Nam cho biết: "Hiện 80% khách hàng lớn của công ty đều là các doanh nghiệp có sở hữu nhà máy, công xưởng và có nhu cầu thực để xây mới, cũng như cơi nới mở rộng và cải tạo các cơ sở sản xuất và kho vận hiện tại", ông Thanh nói và dự đoán nhu cầu xây dựng bất động sản công nghiệp sẽ còn duy trì ổn định trong quý tới. Nếu Covid-19 tiếp tục được kiểm soát tốt đến cuối tháng 6, ông Thanh tin tưởng các hoạt động xây dựng công nghiệp sẽ tiếp nối mạnh mẽ. Đó sẽ là cú hích cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu nói chung và vật liệu xanh, thân thiện môi trường như Phương Nam nói riêng.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, các vật liệu xanh và ứng dụng công nghệ cao sẽ càng chứng minh tính hiệu quả trong sử dụng, khi giúp các nhà thầu rút ngắn đáng kể thời gian xây dựng. Hiện tại một nhà xưởng với quy mô 25.000m2 có thời gian từ khi thiết kế bản vẽ đến thành hình và đưa vào sử dụng chưa đến ba tháng. Đây là các yếu tố cần thiết cho các công trình kho vận, kho lạnh, kho trữ thực phẩm sớm đưa vào khai thác sử dụng, góp phần nhanh hoàn vốn cho chủ đầu tư.
"Dòng sản phẩm chủ lực của Phương Nam hiện tại là Pisocy panel thay thế cho vật liệu truyền thống có hệ số cách nhiệt cao, đáp ứng kho lạnh âm sâu lên đến âm 50 độ C, chống thất thoát nhiệt và không đóng tuyết khi lắp đặt kho lạnh âm sâu. Pisocy panel đáp ứng tiêu chuẩn chống cháy cấp độ B2, EI ~ 60 của cục PCCC có khả năng chịu nhiệt lên đến 180 phút ở 300 độ C", ông Thanh cho biết.
Tuy nhiên, để chinh phục được nhóm khách hàng doanh nghiệp sử dụng vật liệu xanh, các doanh nghiệp như Phương Nam đối diện không ít thách thức. Bởi yêu cầu của các doanh nghiệp hiện ngày càng khắt khe, chưa kể tài chính trong tình hình dịch bệnh ảnh hưởng hoạt động kinh doanh.
Ông Giáp Văn Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Cách âm Cách nhiệt Phương Nam. Ảnh: Quỳnh Trần.
Bản thân từng chứng kiến nhà thầu phải nhập khẩu các tấm panel từ nước ngoài với giá thành rất cao, nên ông Thanh mất nhiều năm nghiên cứu, đi châu Âu nhiều lần và thử nghiệm rất nhiều để hoàn thiện dây chuyền thích ứng với điều kiện của Việt Nam. Đến hiện nay Phương Nam có thể sản xuất panel với chất lượng không thua kém các quốc gia tiên tiến, trong khi giá thành thấp hơn rất nhiều so với giá nhập từ nước ngoài.
"Sắp tới đây, chúng tôi vẫn đang tìm kiếm những nhà phân phối nước ngoài để ngày càng mở rộng thị trường quốc tế, nhất là các tập đoàn xây dựng công nghiệp lớn của các nước tiên tiến", ông Giáp Văn Thanh khẳng định.