Bất động sản cuối năm, nhà đầu tư nên đổ tiền vào đâu?
Theo đánh giá của Savills, các sản phẩm nhà ở đô thị hiện đang chiếm ưu thế hơn so với sản phẩm nghỉ dưỡng trong bối cảnh hiện tại. Những sản phẩm mới ra thị trường sẽ có thể giữ giá, hoặc tăng giá nhưng chỉ tăng khi chủ đầu tư/đơn vị phát triển & kinh doanh uy tín, sản phẩm chất lượng.
Báo cáo "Giải pháp vượt khó và đầu tư bất động sản sau Covid-19 lần thứ 2" của Savills mới đây khẳng định làn sóng Covid-19 thứ hai xuất hiện khi các doanh nghiệp chưa có điều kiện phục hồi sau làn sóng thứ nhất của đại dịch. Hiện, doanh nghiệp đang phải rà soát lại các dự án và triển khai các kế hoạch dài hơi hơn, đồng thời các nhà đầu tư thận trọng khi chọn kênh đầu tư phù hợp.
Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội, đại dịch mang đến cơ hội để các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhìn nhận thực tế hơn về đầu tư bất động sản và hiện tượng tăng giá của thị trường trong các điều kiện bất khả kháng.
"Mặc dù bị tác động bởi dịch bệnh tuy nhiên thời gian vừa qua trên thị trường BĐS vẫn có những sản phẩm ghi nhận sự tăng giá. Trên thực tế, nếu đầu tư thực chất vào các yếu tố đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, tiện ích đa dạng,… sẽ dẫn đến hiện tượng mặt bằng giá tăng lên. Nhóm các sản phẩm trước đây không đáp ứng được kỳ vọng của người mua sẽ không bán được. Điều này dẫn đến mặt bằng chung các sản phẩm mới ra có xu hướng giá cao hơn, làm tăng giá của thị trường", bà Hằng khẳng định.
Bà Hằng cũng nhấn mạnh, trong đầu tư bất động sản, nếu đầu tư ngắn hạn thì nhà đầu tư cần cân nhắc tập trung vào các dòng sản phẩm ở khu vực có nhu cầu cao, thanh khoản tốt, nguồn cung sản phẩm hạn chế. Song, vẫn có một thực tế là cần đầu tư bất động sản với một tầm nhìn dài hạn. Các sản phẩm đô thị có ưu thế hơn so với sản phẩm nghỉ dưỡng vì trong bối cảnh hiện tại, giới đầu tư thường đặt ra câu hỏi liên quan đến vấn đề kiểm soát dịch và việc quản lý khai thác các dòng sản phẩm đầu tư đó.
Theo Savills, các sản phẩm đô thị có ưu thế hơn so với sản phẩm nghỉ dưỡng vì trong bối cảnh hiện tại.
Gần đây, khi có sự việc bất khả kháng xảy ra, việc di chuyển là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Các dự án bất động sản có thể di chuyển bằng đường bộ dễ dàng, nhanh chóng sẽ thu hút được các nhà đầu tư hơn. Những sản phẩm mới ra thị trường sẽ có thể giữ giá, hoặc tăng giá nhưng chỉ tăng khi chủ đầu tư/đơn vị phát triển & kinh doanh uy tín, sản phẩm chất lượng.
Khảo sát thực tế cho thấy, tại Hà Nội trong khi nhiều dự án căn hộ chung cư tăng khuyến mại, chiết khấu cao để thu hút khách thì vẫn có nhiều dự án nhà đất vẫn âm thầm tăng giá trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. Thống kê của các sàn giao dịch BĐS cho thấy, bước sang năm 2020 mặc dù thị trường vẫn đang đình trệ nhưng người dân vẫn dành sự quan tâm nhiều đến dòng sản phẩm nhà ở thấp tầng, chiếm tới 60% số lượng giao dịch thành công từ đầu năm đến nay. Trong đó nhà phố thương mại/shophouse, biệt thự, liền kề được hấp thụ tốt nhất.
Điển hình như tại khu vực phía Tây, tại dự án Him Lam Vạn Phúc ghi nhận sự quan tâm mạnh mẽ của khách hàng và nhà đầu tư. Lượng khách quan tâm đến các sản phẩm shophouse Him Lam Vạn Phúc trong tháng 10 đã tăng gấp đôi tháng 9. Được biết, 222 căn shophouse nằm trên mặt phố Tố Hữu của dự án này đang được hoàn thiện và có thể bàn giao nhà vào cuối năm nay.
Cùng với Him Lam Vạn Phúc, một loạt các dự án shophouse/liền kề khu vực Tây Hồ Tây, Mỹ Đình, Hà Đông, Thanh Trì, Nam An Khánh, Hoài Đức cũng ghi nhận sự quan tâm lớn của nhà đầu tư và đang rục rịch tăng giá. Nhiều dự án giá đã tăng khoảng 10-20% so với hồi đầu năm trên thị trường thứ cấp. Đặc biệt, một số sản phẩm tại các đô thị vốn gắn liền với tình trạng hoang hóa cũng đang được nhà đầu tư săn lùng mua trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung.
Đánh giá về phân khúc nhà đất trong nội đô, các chuyên gia cho biết mức giá ở phân khúc nhà ở thấp tầng hiện được ghi nhận mức giao dịch tăng cao. Thời gian tới nhu cầu về sản phẩm biệt thự, liền kề, shophouse sẽ tiếp tục tăng. Trong năm 2020, đây sẽ là phân khúc thu hút vốn đầu tư lớn nhất tại Hà Nội.