Bất động sản và cổ phiếu không còn là “hầm trú ẩn” cho giới nhà giàu ở đất nước tỷ dân: Nhà nhà đổ xô đi mua món đồ này, tỷ lệ hoàn vốn lên đến 24,5%
Đồ cổ không còn là thú chơi mà còn là kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn hiện nay ở Trung Quốc.
- 13-05-2023Khối tài sản khổng lồ của Hoàng tử Alwaleed bin Talal - người giàu nhất Ả Rập Xê Út
- 13-05-2023Xu hướng mặc sang 'thầm lặng': Chiến thuật có tính toán để giấu giàu, đem lại nhiều lợi ích ít ai biết cho giới thượng lưu
- 13-05-2023Màn phô trương sự giàu có độc nhất vô nhị: Cẩu siêu xe 2 triệu USD lên căn penthouse tầng 57 đắt đỏ, nhận về cái kết chính chủ không ngờ tới
- 13-05-2023Cẩu siêu xe McLaren giá 2 triệu USD lên penthouse tầng 57 bị chỉ trích là 'khoe của', chủ xe phản bác 'mọi người giận dữ vì tôi có quá nhiều tiền'
- 12-05-2023Con trai ăn học thành tài trở về "biến" tiệm giặt là nhỏ của bố mẹ thành biệt thự 258m2: Chi phí hết khoảng 3 tỷ đồng, ai cũng phải trầm trồ
Để sở hữu một bộ sưu tập đồ cổ đáng giá, một người cần phải có tiềm lực tài chính hùng mạnh bên cạnh niềm đam mê. Thay vì niềm đam mê thuần túy, ngày nay, nhiều người ở Trung Quốc coi sưu tầm cổ vật như một kênh đầu tư có lời.
Tạ Trĩ Liễu là một họa sĩ, nhà thư pháp và người sành nghệ thuật truyền thống hàng đầu của Trung Quốc hiện đại. Chỉ trong vòng khoảng 30 năm kể từ khi ông vung nhát búa đầu tiên tại cuộc đấu giá quốc tế Bắc Kinh năm 1992 cho đến nay, thị trường đồ cổ tại đất nước tỷ dân đã đổi khác.
Cùng với sự phát triển kinh tế, thị trường nghệ thuật Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng. Các chuyên gia đánh giá họ đã đạt đến đỉnh cao vào năm 2018 và trở thành thị trường nghệ thuật lớn nhất thế giới. Động lực trực tiếp cho sự phát triển bền vững của thị trường này đến từ sự tăng trưởng của những cá nhân có thu nhập cao, tức là một số “người giàu.
Tại sao những "đại gia" này lại mê sưu tầm đồ cổ?
Với sự phát triển của nền kinh tế, người dân Trung Quốc đang dần giàu lên đã sản sinh ra rất nhiều triệu phú kiểu ngọn tháp. Trang Sina cho biết, theo thống kê tỷ suất hoàn vốn đầu tư trong 10 năm, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của bất động sản là 4,5 %, cổ phiếu là 13%, và các tác phẩm nghệ thuật là 24,5%. Những con số này được tính toán dựa trên lợi tức đầu tư 10 năm, nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo từng khu vực và giai đoạn.
Ở Trung Quốc trong thời gian trở lại đây, bất động sản không còn là “miền đất hứa" với nhiều nhà đầu tư vì không mang lại nhiều lợi nhuận. Kinh tế khó khăn cộng với nhiều yếu tố khác khiến giá nhà đất không còn ổn định. Nhiều người thậm chí sẵn sàng ở nhà thuê thay vì tiết kiệm tiền mua nhà như trước.
Một lý do quan trọng khác thúc đẩy thị trường đồ cổ đó là sự ổn định. Việc tìm kiếm các hình thức đầu tư an toàn đang trở thành một chủ đề nóng trong công chúng. Đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật cũng dần được quan tâm chỉ xếp sau cổ phiếu và bất động sản. Trái với nhiều sản phẩm thông thường, cổ vật sẽ luôn giữ được giá trị vì đây là những món đồ lâu đời có giới hạn. Đối với những người đam mê nghệ thuật thì đồ cổ là kho báu vô giá.
Nhà sưu tập người Ý Bellini cũng từng nói: "Chỉ những tác phẩm nghệ thuật cổ mới có giá trị nhất trên thế giới!"
Sự độc đáo và khan hiếm của đồ cổ chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cao theo thời gian. Dẫu vậy, con số “lãi bao nhiêu" lại không nằm trong tầm kiểm soát của con người. Thậm chí có người cho rằng đầu tư vào đồ cổ và tác phẩm nghệ thuật là “kho vàng" trong tương lai.
Ở Trung Quốc, việc sưu tập và đầu tư nghệ thuật đang mở rộng từ sở thích cá nhân sang tập thể. Các bộ sưu tập của tổ chức không chỉ là một sự cân nhắc để nâng cao văn hóa doanh nghiệp, mà còn là một hình thức đầu tư.
Ngoài ra, một số "người giàu" có tài sản khổng lồ. Thay vì trao cho con cái tiền bạc, nhiều người chọn tặng lại những món đồ cổ. Đây không chỉ là hình thức sinh lời trong tương lai mà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa qua từng thế hệ.
Dễ sinh lời nhưng cũng có rủi ro
Wu Shu, một chuyên gia văn hóa nổi tiếng, cho biết, 95% những người yêu thích sưu tập đồ cổ đã mua phải 95% hàng giả.
Nguyên do là nhiều người buôn bán đồ cổ tham lợi nhuận một cách mù quáng và số lượng những giao dịch đen trong ngành công nghiệp này ngày càng tăng.
Nếu muốn trở thành một nhà sưu tầm đồ gốm Trung Quốc, trước tiên bạn phải hiểu là có rất nhiều đồ nhái trà trộn trong thị trường. Trong thực tế những món đồ cổ được làm giả, làm nhái rất nhiều.
Theo các chuyên gia tiết lộ, đồ giả được làm rất tinh vi, vì công nghệ ngày càng phát triển. Chỉ từ những mảnh vỡ không hoàn chỉnh được khai quật, những đối tượng này đã có tài liệu về cả một thời đại để làm giả, làm nhái.
Do đó, những người chơi đồ cổ ngoài đam mê và tiền thì cũng cần có hiểu biết để tránh tình trạng bỏ một số tiền lớn để mua món đồ không có giá trị.
Theo Sina
Nhịp sống thị trường