MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất động sản và nghịch lý cổ phiếu “ăn theo”

Đang có sự lệch pha khá rõ giữa cổ phiếu ngành bất động sản và nhóm vật liệu, xây dựng.

Cổ phiếu bất động sản bất động

Trong vòng 3 tháng nay, nhóm cổ phiếu ngành bất động sản đang được giao dịch kém sôi động. Ngoại trừ một số cái tên như KDH, SCR, SJS có mức tăng nhẹ thì hầu hết các cổ phiếu khác đại diện cho ngành bất động sản đều đang “bất động” hoặc sụt giảm.

PDR của Địa Ốc Phát Đạt giảm 12,4%; VIC của Vingroup giảm 0,62%; HQC của địa ốc Hoàng Quân giảm 3,8%; DIG của Phát triển Xây Dựng giảm 11,7%, Cổ phiếu của Nam Long (HOSE: NLG) cũng bị đánh giá thấp khi giảm giá 4,4%; Cổ phiếu của Tập đoàn CEO (HNX: CEO) cũng mất 9,1% giá trị; TDH của Nhà Thủ Đức cũng giảm 2,2 %, DXG của Tập đoàn Đất Xanh giảm gần 4%; HDG của Hà Đô cũng giảm 2,4%, FLC cũng giảm đến 21% trong vòng 3 tháng qua.

Thông thường, đối với các cổ phiếu niêm yết trên sàn, tình hình kinh doanh của sẽ được phản ánh vào giá cổ phiếu. Nếu hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt, cổ phiếu công ty đó sẽ được thị trường đánh giá cao.Với trường hợp của cổ phiếu bất động sản, đang cho thấy hoạt động của ngành này ở thời điểm hiện nay không mấy tích cực.

Nhiều dự báo khó khăn

Tại báo cáo về tình hình thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm, hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cho biết so sánh với năm 2015, là năm mà thị trường BĐS TP đã có sự tăng trưởng rất mạnh, 6 tháng đầu năm 2016 thị trường đã có dấu hiệu chững lại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn.

Tính đến 20/6/2016, tổng giá trị tồn kho bất động sản còn khoảng 37.489 tỷ đồng, so với tháng 12/2015 giảm 13.400 tỷ đồng, tương đương 26,33%. Có thể thấy, mặc dù thị trường khá sôi động trong năm 2015 nhưng nhìn chung việc triển khai các dự án mới vẫn còn khá hạn chế.

Báo cáo của Cushman & Wakefield cũng cho thấy lượng giao dịch trong quý II này đã giảm 11% theo quý và 17% theo năm. Trong khi tại TP. HCM ghi nhận lượng giao dịch trong Q2 2016 giảm mạnh hơn, gần 25% theo quý và 29% theo năm, đánh dấu sự hụt hơi trong việc tiêu thụ các dự án bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA cũng nhận định rằng 5 tháng đầu năm 2016, thị trường BĐS đã có dấu hiệu chững lại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn. Khi thị trường vẫn đang tiềm ẩn bất ổn thì việc Ngân hàng Nhà nước thay đổi quy định, hạn chế tín dụng vào BĐS được nhận định sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường, thậm chí gây nên những cú sốc cho thị trường.

Các chuyên gia cũng đánh giá rằng các dự án đã triển khai, hoặc đang trong quá trình hoàn thiện, sẽ không chịu tác động bởi chính sách này, nhưng với các dự án mới triển khai, hoặc bắt đầu triển khai, sẽ rất khó khăn, do việc vay vốn ngân hàng sẽ khó hơn.

Nghịch lý nhóm cổ phiếu “ăn theo”

Có thể nhận thấy chưa bao giờ ngành vật liệu và xây dựng lại tăng trưởng mạnh như vậy. Điều này được lý giải rằng trong giai đoạn cuối năm 2014 đến quý II năm nay, thị trường bất động sản đã có sự phục hồi tích cực kéo theo hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu và xây dựng bùng nổ.

Tăng trưởng của ngành vật liệu và xây dựng là ngành được nhận định có mới liên hệ chặt chẽ với sự hưng suy của thị trường bất động sản và tăng trưởng chung của nền kinh tế. Quan sát có thể thấy giá cổ phiếu của nhóm này và cổ phiếu bất động sản hầu hết di chuyển cùng chiều trong quá khứ.

Tuy nhiên, những diễn biến gần đây lại cho thấy điều khá nghịch đó là giá cổ phiếu bất động sản “đứng hình” nhưng cổ phiếu của nhóm vật liệu và xây dựng đang tiếp tục tăng khá mạnh là một sự nghịch lý.

Riêng về nhóm ngành xây dựng, có mối liên hệ khá mật thiết với thị trường bất động sản như CTD của CotecCons cũng đã tăng 43,3% chỉ trong vòng 3 tháng nay, HBC của xây dựng Hòa Bình cũng tăng mạnh 66,5%, hay xây dựng Tiền Giang cũng tăng gần 40%. Và ngay cả cổ phiếu ROS của Xây Dựng Faros vừa mới niêm yết đầu tháng 9 cũng tăng hơn 21%.

Về phía nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng, hàng loạt cổ phiếu đẵ tăng giá gấp đôi gấp 3 trong vòng 1 năm qua. Quan sát trong vòng 3 tháng nay, cổ phiếu nhóm này vẫn đang khá tích cực. BCC của Xi măng Bỉm Sơn đã tăng 28% trong 3 tháng qua; CVT của cổ phần CMC tăng 75,6%, VCS của Vicostone tăng 36%; NKG của thép Nam Kim tăng mạnh 112%...

Rõ ràng, đang có sự lệch pha khá rõ của cổ phiếu những nhóm ngành liên quan mật thiết với nhau. Nếu loại trừ những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đặc thù và ít chịu lệ thuộc vào thị trường bất động sản. Có phải nhà đầu tư đang quá bi quan về cổ phiếu bất động sản hay phải chăng đang xuất hiện hiện tượng “hưng phấn bất hợp lý” đang diễn ra đối với một số cổ phiếu nhóm ngành vật liệu và xây dựng?

Theo Hoàng Trung

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên