BĐS chuẩn bị đón lượng lớn vốn đầu tư Nhật Bản
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng có độ mở lớn, hệ thống chính sách đầu tư được cải thiện đáng kể và hạ tầng giao thông đang được đầu tư đồng bộ… Đó chính là nguyên nhân đang kích thích các nhà đầu tư BĐS Nhật Bản đổ vốn vào thị trường này.
- 28-07-2015Nhật Bản đổ vốn vào BĐS ngày càng dày đặc
- 04-05-2015Nhật Bản mở rộng đầu tư cho các dự án hạ tầng châu Á
- 24-12-2014Nhật Bản đề xuất triển khai dự án đốt rác phát điện trị giá 122 triệu USD
- 20-05-2014Tokyo (Nhật Bản): Thành phố có tỷ suất đầu tư BĐS cao nhất thế giới
Tóm tắt
- Theo đó, tiềm năng cũng như chất lượng dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản đang được đánh giá cao và mong muốn trong tương lai không chỉ các tập đòan lớn mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực BĐS sang Việt Nam.
- Được biêt, sắp tới Tổ chức Xúc tiến Ngoại giao Nhân dân (FEC) Nhật Bản sẽ tổ chức các đoàn nhà đầu tư sang thăm, làm việc tại Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Bình Định và Cần Thơ. Các nhà đầu tư Nhật Bản mong muốn được tìm hiểu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực BĐS công nghiệp, du lịch, nhà ở thương mại…
Lời khẳng định trên được ông Nakajima Satoshi - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Tp.HCM đưa ra trong một cuộc phỏng vấn ngắn với chúng tôi tại Diễn đàn Xúc tiến Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản năm 2015, diễn ra sáng 31/7 tại Tp.HCM.
Đặt “đại bản doanh” tại Việt Nam
Theo đó, tiềm năng cũng như chất lượng dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản đang được đánh giá cao và mong muốn trong tương lai không chỉ các tập đòan lớn mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực BĐS sang Việt Nam. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải tích cực hơn nữa trong việc xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư để thu hút hơn nữa đầu tư của Nhật Bản trong tương lai.
“Chúng tôi đang có chiến lược phát triển ngành chế biến ra các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất nếu so sánh về lợi thế cạnh tranh. Do vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản buộc phải đặt đại bản doanh lâu dài tại Việt Nam, chiến lược đầu tư vào thị trường BĐS để chuẩn bị cho xu thế này là điều tất yếu. Việt Nam đang có nền kinh tế phát triển, thu nhập người dân tăng cao, nguồn nhân lực có tay nghề tốt, chi phí đầu tư không cao như các nước lân cận…nên tính cạnh tranh khá cao”, ông Nakajima Satoshi cho biết thêm.
Bên cạnh đó, cũng theo ngài lãnh sự Nhật Bản, Chính phủ Việt Nam thời gian qua đã rất chú trọng đến việc cải thiện môi trường đầu tư, với một loạt chính sách cởi mở đã được ban hành. Trong đó, các quy định về phát triển ngành BĐS cũng thông thoáng hơn sẽ là điều kiện cần và đủ để sắp tới doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại đây.
Nhận định của cộng đồng nhà đầu tư Nhật Bản cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, thị trường BĐS Việt Nam đang trải qua quá trình phục hồi bền vững. Điều này bắt nguồn từ một loạt sự kiện điều chỉnh nhiều chính sách hỗ trợ riêng cho thị trường BĐS và sẽ mở ra chu kỳ phát triển mới của thị trường trong thời gian tới, hứa hẹn nhiều cơ hội cho người mua nhà nước ngoài.
“Xu hướng gia tăng giao dịch và mua nhà tại hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM đang gia tăng từng ngày, giá bán trung bình cho mỗi đơn vị nhà mới vừa xây xong ở tầm 20 triệu đồng/m2 trở lên là đang phù hợp với mặt bằng giá của thị trường.Một tín hiệu đầy lạc quan cho thấy nhu cầu mua nhà của người dân đã trở lại. Đây là kết quả của những bước đi mạnh mẽ trong quá trình cải cách môi trường đầu tư”, một doanh nghiệp Nhật Bản cho biết thêm.
Minh bạch, minh bạch và minh bạch
Nói về xu hướng đầu tư sắp tới, các nhà đầu tư Nhật Bản thừa nhận rằng họ đã bắt đầu triển khai nhiều dự án chung cư cao cấp, trung tâm thương mại tại Tp.HCM. Ngoài ra, sắp tới thị trường BĐS cũng sẽ đón nhận nhiều dự án nhà ở có mức giá trung bình do phía Nhật Bản đầu tư hoặc liên doanh để đáp ứng nhu cầu của người mua hiện nay. Không chỉ các dự án nhà ở để bán đang xuất hiện nhiều, nhà ở cho thuê cũng đang trở nên sôi động hơn vì những lý do trên.
Được biêt, sắp tới Tổ chức Xúc tiến Ngoại giao Nhân dân (FEC) Nhật Bản sẽ tổ chức các đoàn nhà đầu tư sang thăm, làm việc tại Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Bình Định và Cần Thơ. Các nhà đầu tư Nhật Bản mong muốn được tìm hiểu cơ hội đầu tư vào lĩnh vực BĐS công nghiệp, du lịch, nhà ở thương mại…
“Nhu cầu nhà ở tại Việt Nam đang tăng lên xuất phát từ việc nhiều công ty sản xuất nước ngoài đang gia tăng hoạt động kinh doanh tại nước này. Ngoài ra, một số công ty lớn của Nhật Bản đang quay trở lại Việt Nam với nhiều dự án đầu tư dài dạn, kéo theo nhu cầu nhà cho chuyên gia và công nhân tăng cao”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, bổ sung thêm.
Vậy làm thế nào để giữ chân được dòng vốn này? Ông Nakajima Satoshi cho rằng cải cách thủ tục hành chính về đầu tư đơn giãn hơn nữa phải là bước đi quan trọng nhất nếu Việt Nam tiếp tục nâng cao vị thế cạnh tranh trong việc thu hút vốn nước ngoài. Tiếp đến, doanh nghiệp trong nước phải hết sức minh bạch trong việc công bố thông tin kinh doanh, tài chính.
Ngoài ra, Việt Nam phải đảm bảo môi trường pháp lý và thể chế lành mạnh, cũng như kiến tạo các thị trường tài chính vững chắc để đảm bảo nguồn cung vốn trung và dài hạn đáp ứng nhu cầu phát triển hiện nay.
Ông Châu nói: “Nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản đang được doanh nghiệp BĐS Tp.HCM rất coi trọng vì có độ tin cậy cao, chắc chắn và được xem là một nguồn vốn đầu tư có chất lượng. Các nhà đầu tư phía Nhật có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các doanh nghiệp nội địa rất kỹ để có sự sàn lọc trước khi bắt tay hợp tác. Vấn đề là doanh nghiệp chúng ta phải làm sao đạt được độ tín nhiệm cao, uy tín tốt, thương hiệu sinh lợi hiệu quả, và nhất là cần phải hết sức minh bạch”.