Công trình cấp phép trong vòng 35 ngày, giờ ra sao?
Dự án Pháp Vân-Cầu Giẽ được cấp giấy chứng nhận đầu tư chỉ trong 35 ngày, một kỷ lục chưa từng có.
- 14-02-2015Đề xuất mức phí sử dụng đường bộ tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ
- 27-01-2015Xây đường nối Vùng kinh tế biển Nam Định với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
- 12-12-2014Dừng tôn cao mặt đường Pháp Vân – Cầu Giẽ bằng cấp phối đá dăm
Dự án mở rộng, nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ thành cao tốc 6 làn xe có kỷ lục thực hiện cấp chứng nhận đầu tư chỉ trong vòng 35 ngày được chủ đầu tư và các nhà thầu đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm giao thông và vệ sinh môi trường nhằm hạn chế tối đa những tác động đến tình hình giao thông trên tuyến, đặc biệt trong dịp trước và sau Tết.
Bộ quyết liệt, nhà đầu tư quyết tâm
Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ được xây dựng và đưa vào khai thác từ tháng 1/2002 với quy mô đường cấp I đồng bằng bốn làn xe. Kể từ khi đưa vào sử dụng, tuyến đường đã phát huy tác dụng lớn trong việc giảm tải cho QL1A (cũ), trở thành tuyến giao thông huyết mạch cửa ngõ phía Nam của Thủ đô.
Theo Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông thì đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ là đoạn đầu tiên của tuyến cao tốc này.
Tuy nhiên hiện nay, tuyến đường Vành đai 3 của Hà Nội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng được thông xe, riêng đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn khai thác với quy mô đường
Tổng mức đầu tư của dự án là 6.731 tỷ đồng, được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1 có mức đầu tư 1.974 tỷ đồng bao gồm: Trải thảm, cải tạo, nâng cấp yếu tố bình đồ và mặt cắt dọc, kết cấu mặt đường chính tuyến đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc bốn làn xe cơ giới, để sau khi khai thác xe có thể chạy được 100km/h. Giai đoạn này được thi công từ quý III/2014 đến hết năm 2015.
Giai đoạn 2 có mức đầu tư 4.757 tỷ đồng, được thực hiện từ 2016 đến hết 2017 sẽ xây dựng mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe, bề rộng nền đường 33,5m. Xây dựng đường gom song hành hai bên và hoàn thành vào năm 2017, đưa vào khai thác đầu năm 2018.
Chủ đầu tư của dự án là liên danh nhà đầu tư: Công ty CP đầu tư phát triển Minh Phát - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1- Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông Phương Thành.
cấp I đồng bằng. Do đó, việc đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ thành đường cao tốc để đồng bộ với đường cao tốc Giẽ - Ninh Bình và đáp ứng nhu cầu vận chuyển là thực sự cần thiết và cấp bách.
Vì vậy, Bộ GTVT đã cho phép lập Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, đoạn qua TP Hà Nội. Dự án này được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT, được khởi công vào ngày 20/7/2014 và đang được triển khai một cách khẩn trương nhằm đáp ứng đúng tiến độ đề ra.
Theo ông Trần Tuấn Hưng, Phó Tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ: “Do tính chất quan trọng của dự án nằm ngay cửa ngõ Thủ đô nên Bộ GTVT đã có những chỉ đạo quyết liệt. Ngay sau khi khởi công, các thủ tục pháp lý của dự án đã được triển khai với tiến độ nhanh nhất. Trong số các dự án BOT của Bộ GTVT quản lý thì dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh nhất, chỉ có 35 ngày. Đấy là một kỷ lục chưa từng có. Điều này cũng thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ GTVT và quyết tâm rất cao của các nhà đầu tư”.
“Đây là dự án nằm ở cửa ngõ phía Nam, là yết hầu của Hà Nội, có mật độ giao thông rất cao, nhu cầu vận chuyển lớn. Vì thế, Bộ GTVT đã yêu cầu đặt mục tiêu chất lượng lên trên hết nhưng về tiến độ phải càng nhanh càng tốt để đáp ứng yêu cầu về vận tải và đảm bảo giao thông thông suốt.
Theo tiến độ đã ký kết trong Hợp đồng BOT giữa Bộ GTVT và Nhà đầu tư, đến tháng 12/2015 sẽ kết thúc Giai đoạn 1. Tuy nhiên, Bộ GTVT đã chỉ đạo và thống nhất với nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công 6 tháng so với kế hoạch ban đầu để hoàn thành Giai đoạn 1 vào cuối tháng 6/2015.
Trên cơ sở đó, nhà đầu tư đã xác định triển khai dự án sớm nhất, đảm bảo đúng tiêu chuẩn yêu cầu của dự án. Để đạt được các tiêu chí ấy thì đầu tiên là phải đảm bảo đúng năng lực của các nhà đầu tư. Thực tế, ba nhà đầu tư liên danh đều đã được Bộ GTVT và các nhà đầu tư trước đây ghi nhận là những nhà đầu tư có thương hiệu như: Cienco1, Phương Thành, Minh Phát, Công ty 471. Vì thế có thể khẳng định năng lực tài chính và kinh nghiệm của các nhà đầu tư là hoàn toàn bảo đảm…”- ông Hưng cho biết.
Căn từng giờ để bảo đảm giao thông
Có mặt trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ những ngày cuối năm Âm lịch 2014, chúng tôi chứng kiến một không khí làm việc khẩn trương. Dù dự án chỉ có 29km nhưng cả ba nhà thầu đều đồng loạt thi công. Thực tế cũng cho thấy, trong các phương án bảo đảm giao thông và ATGT trên tuyến đường vừa thi công vừa khai thác này cũng được các nhà thầu thực hiện khá nghiêm túc.
Theo ông Nguyễn Tú Hiếu, Trưởng đại diện Văn phòng hiện trường của dự án, cái khó nhất khi thi công trên tuyến đường này là việc đảm bảo giao thông khi phải vừa thi công với một tốc độ nhanh nhất vừa phải đảm bảo giao thông tại một cửa ngõ có lưu lượng phương tiện lớn nhất. Do lưu lượng giao thông trên tuyến thay đổi từng giờ, từng ngày nên các phương án bảo đảm giao thông cũng được “căn” từng giờ để không xảy ra ùn tắc trên tuyến.
“Ngay từ khi thực hiện, nhà đầu tư là Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đã nhận thức được mức độ phức tạp khi thi công tuyến đường cửa ngõ này và đã đưa ra định hướng triển khai rất rõ đối với các nhà thầu là phải nghiêm túc bảo đảm theo phương án thi công”- ông Hiếu cho biết.
Được biết ngay khi triển khai dự án, nhà đầu tư đã chủ động hợp đồng với tư vấn giám sát và đơn vị tư vấn để triển khai dự án theo đúng các thủ tục, thực hiện đầy đủ các qui định.
Ông Trần Tuấn Hưng cho biết, ngay từ đầu, chúng tôi đã xác định phương án thi công cuốn chiếu, tức là làm đến đâu xong đến đấy. Theo đó, cứ thi công bóc xử lý (đối với những chỗ phải xử lý mặt đường cũ), tưới nhựa dính bám xong đến đâu là rải thảm bê tông nhựa ngay đến đó để đảm bảo giao thông đi lại.
Chỗ nào chưa trải nhựa thì dừng lại, tránh tình trạng dây dưa, kéo dài ảnh hưởng đến lưu thông. Ngoài ra, để đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường được tốt, nhà đầu tư cũng đã ký hợp đồng với một đơn vị (Công ty CP Quản lý và xây dựng CTGT 236) chuyên trách về công tác phân luồng, điều tiết đảm bảo giao thông 24/24h và vệ sinh môi trường trên toàn tuyến trong quá trình thi công.
“Cái khó của các dự án là thi công ở công trường đang khai thác. Ở dự án này còn khó gấp nhiều lần bởi mật độ phương tiện rất đông, đã quá tải nhiều năm. Có đặc thù là tuyến đường thường đông vào những thời điểm nhất định do người tham gia giao thông vào cuối tuần về quê nghỉ và trở lại Hà Nội làm việc. Vì thế cứ chiều thứ Sáu, sáng thứ Bảy và chiều Chủ nhật kể cả không thi công cũng đã nghẽn rồi. Để đảm bảo giao thông, chúng tôi đã yêu cầu các nhà thầu không thi công vào những giờ đó, dọn sạch đường để đảm bảo giao thông thông thoáng”- ông Hưng cho biết.
Để tránh bụi, chủ đầu tư cũng yêu cầu các nhà thầu phải thường xuyên tưới nước mặt đường cũ, tưới rửa cây xanh trên dải phân cách. Mỗi mũi thi công chỉ mở không quá 500 m để kiểm soát được các điều kiện thi công.
“Do vừa thì công vừa phải đảm bảo giao thông nên việc ảnh hưởng, gây bất tiện với người đi đường là điều khó tránh khỏi. Chủ đầu tư và các nhà thầu thi công đã và sẽ cố gắng hết sức để giảm sự bất tiện cho người dân trong quá trình lưu thông trên tuyến đường này. Chúng tôi cũng rất mong có được sự chia sẻ, cảm thông của người dân, cộng đồng về sự bất tiện ấy”- bà Nguyễn Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ chia sẻ.
Theo Ngọc Anh
Báo Giao Thông Vận Tải