Địa ốc TPHCM: Những con số "vàng" tạo sức mua cho năm mới
Trong năm 2015, sự tăng nhiệt trở lại của tất cả các phân khúc, đặc biệt là căn hộ cao cấp khiến nhiều chủ đầu tư tập trung phát triển loại hình căn hộ này. Sự sôi động của thị trường bất động sản đã được thể hiện rõ nét trong năm 2015 khi lượng cung, cầu đều tăng đột biến; nguồn vốn tăng, giá trị tồn kho giảm…
- 28-01-2016Giao dịch đất bằng giấy tay có bị vô hiệu?
- 21-01-2016Hàng trăm khách hàng tham dự và giao dịch tại lễ mở bán Mon City
- 07-01-2016Lượng giao dịch căn hộ tại Hà Nội đạt mức cao nhất trong lịch sử
- 05-01-2016Giao dịch nhà đất tại Tp.HCM cao nhất trong lịch sử
Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, thị trường BĐS thành phố năm 2015 tiếp tục phục hồi, tăng trưởng mạnh so với năm 2014 trên tất cả các phân khúc. Thành phố có thêm 8,56 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 17,32m2/người.
Giao dịch bất động sản tăng mạnh với hơn 26.000 giao dịch thành công, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2014; giá chào bán tăng từ 2 - 15%; trong đó, phân khúc nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn vẫn là phân khúc phát triển bền vững - trụ cột của thị trường, đáp ứng nhu cầu thật, mua để ở của đông đảo người tiêu dùng.
Báo cáo của Hiệp hội Bất động sản thành phố (HoREA) cho thấy, tín dụng bất động sản năm 2015 của thành phố đạt 140.000 tỷ đồng, lượng kiều hối đạt 5,5 tỷ USD; trong đó, đầu tư vào BĐS chiếm 21,6%. Đến nay, trên địa bàn có khoảng 1.000 người nước ngoài đặt chỗ mua nhà, tập trung vào các dự án bất động sản cao cấp, số lượng Việt kiều mua nhà cũng gia tăng hơn trước.
Trong tổng số 14.490 căn tồn kho vào cuối năm 2012, đến nay thị trường đã tiêu thụ được 83,5%. Trong năm 2015, tổng công suất văn phòng cho thuê tại thành phố đạt 1,472 triệu m2, giá thuê trung bình là 541.000 đồng/m2/tháng.
Hoạt động mua bán, sáp nhập diễn ra sôi động, nổi bật là thống lĩnh của các doanh nghiệp trong nước, đang dần dần hình thành những tập đoàn phát triển bất động sản lớn như Vingroup, Novaland, Nam Long, Phúc Khang, Phú Mỹ Hưng, M.I.K, TNR Holdings...
Về tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, từ đầu năm 2015 đến ngày 30/11/2015, các ngân hàng trên địa bàn thành phố đã giải ngân được 3.235,18 tỷ đồng cho 6.340 khách hàng.
Còn theo thống kê của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản – Bộ Xây dựng, tại Tp.HCM trong tháng 1/2016 đã có khoảng 1.600 giao dịch bất động sản thành công, tăng khoảng 3% so với tháng 12/2015. Tính thanh khoản của thị trường tăng cao, phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (căn hộ 1 - 2 phòng ngủ) có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn được giao dịch nhiều.
Đánh giá về thị trường bất động sản thành phố trong bối cảnh hiện nay, ông Trần Bá Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Quang Minh chia sẻ, đã có thời gian dài thị trường BĐS Việt Nam nói chung, Tp.HCM nói riêng rơi vào tình trạng doanh nghiệp vì lợi nhuận nhảy vào đầu tư nóng vội dẫn đến sai rồi lại phải cơ cấu lại. BĐS vẫn chưa định hình được trong nền kinh tế, chỉ mới dừng lại ở tính hấp dẫn của lợi nhuận nhưng giá trị không thật.
"Hiện nay, việc đầu tư bất động sản vào Tp.HCM vẫn cho cơ hội nhiều nhất, an toàn nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam bao giờ cũng tìm đến Tp.HCM đầu tiên và chúng ta phải giữ cho được hình tượng này", ông Dương nói.