Doanh nghiệp "tay ngang" bỏ phân bón, chế tạo máy để làm bất động sản
Chưa hết quý 1/2016, nhận diện thời cơ của thị trường BĐS đang đến, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang phát triển dự án nhà ở ở. Nhiều doanh nghiệp sẽ phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ lên hàng trăm tỷ đồng, vay thêm ngân hàng để đầu tư dự án.
- 02-12-2015Ai nhảy vào 6 khu "đất kim cương" giữa Sài Gòn của In Trần Phú?
- 17-04-2015Địa ốc 24h: 4.200 tỷ đầu tư Khu dân cư Hiệp Phước 1; Vingroup nhảy vào dự án CHK Phú Quốc
- 09-03-2015Đằng sau việc các đại gia nhảy vào cảng biển
- 11-11-2011'Làm công nghiệp, sao nhảy vào ruộng lúa?'
Từ rũ bỏ chế tạo máy móc...
ĐHĐCĐ thường niên 2016 của công ty CP Cơ khí và XD Bình Triệu (UPCoM: BTC) mới đây đã thông qua việc phát hành hơn 28 triệu cp riêng lẻ để huy động vốn vào Dự án xây dựng Chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ tại số 79/5B Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM.
Cụ thể, ĐHĐCĐ đã thông qua việc phát hành riêng lẻ hơn 28,5 triệu cổ phiếu cho công ty CP Thiết kế Xây dựng Hưng Thịnh (Hưng Thịnh Construction) với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Khi đó, vốn điều lệ Công ty sẽ tăng vọt từ 14.3 tỷ lên hơn 300 tỷ đồng.
Toàn bộ số tiền gần 286 tỷ đồng thu về từ đợt phát hành sẽ được đầu tư cho Dự án xây dựng Chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ tại số 79/5B Nguyễn Xí. Ngoài phần vốn huy động từ phát hành, công ty sẽ vay thêm ngân hàng để thực hiện.
Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.471 tỷ đồng, trong đó 427 tỷ đồng là tiền sử dụng đất, 930 tỷ là tiền xây dưng công trình và thiết bị, ngoài ra còn có chi phí quảng cáo, tiếp thị, dự phòng. Quy mô diện tích quy hoạch khoảng 15.427 m2 với dân số dự kiến hơn 2.100 người.
Trong năm 2016, công ty sẽ ngừng hoạt động mọi sản xuất truyền thông là chế tạo, lắp đặt máy, hoàn thành thanh lý các hợp đồng còn tồn đọng trong năm 2015 để tập trung vào Dự án xây dựng Chung cư cao tầng.
Dự kiến sau khi hoàn thành sẽ mang về doanh thu 2.133 tỷ đồng cùng khoản lợi nhuận sau thuế 337 tỷ đồng. Đây sẽ là bước chuyển mình lớn của BCT, khi trước đó, nghành nghề kinh doanh chính của công ty là thiết kế chế tạo, lắp đặt máy cơ khí nông nghiệp, trung đại tu các loại máy thi công,...
BCTC 2015 mới được công bố cho thấy Công ty kinh doanh lỗ 8.7 tỷ đồng, đây là năm đầu tiên kể từ khi niêm yết (2009) BTC hoạt động bị thua lỗ. Tuy vậy, Công ty vẫn chi trả cổ tức 5%.
Đến giảm lợi nhuận từ phân bón
Câu chuyện của Dream House (DRH) quay lại thị trường bất động sản mới đây cũng làm thị trường hoài nghi, bởi xuất phát là một công ty được biết đến chủ yếu kinh doanh địa ốc, nhưng trong cơ cấu doanh thu của Dream House tỷ lệ doanh thu từ phân bón chiếm đến 78%.
Kế hoạch năm 2016 trở đi, Dream House sẽ tấn công mạnh vào thị trường bất động sản bằng việc triển khai các dự án bất động sản trên cơ sở thâu tóm các dự án có tiềm năng của các đối tác và các dự án hiện hữu của công ty.
Tỷ lệ doanh thu từ phân bón sẽ giảm còn 47,8% (265 tỷ đồng ) trong tổng doanh thu dự kiến năm 2016 là 553,6 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 67,2 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận thu về từ các dự án bất động sản đạt khoảng 60 tỷ đồng, chiếm 89% tổng lợi nhuận.
Năm 2016, Dream House đưa vào kinh doanh 2 dự án: Dự án cao ốc căn hộ thương mại dịch vụ 1177 Huỳnh Tấn Phát, quận 7, TP.HCM, đóng góp 14 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế và dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đóng góp 45 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế.
Đáng chú ý là dự án phức hợp dân cư vui chơi Suối Lớn tại Phú Quốc, Kiên Giang, hiện chưa ghi nhận chi phí, năm 2014 DRH nhận chuyển nhượng từ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD). Công ty đã chi 15-16 tỷ đồng đền bù và đang trong quá trình xin giấy đền bù giải tỏa.
Quy mô dự án khoảng 59.7 ha, theo kế hoạch sẽ hình thành công ty con để khai thác và dự án này DRH sẽ nắm sở hữu 70%, Căn nhà Mơ ước Cửu Long nắm 13% và cá nhân khác 17%.
Một bước đi khác, DRH mới vừa thông qua quyết định mua 2,34 triệu cổ phần của công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB), tương đương 10% vốn điều lệ. Đang triển khai các dự án bất động sản bên cạnh mảng kinh doanh chính - khai thác khoáng sản, tình hình tài chính ổn định, SCIC lại vừa thoái vốn... có thể là những lợi thế của KSB trong thời gian tới. Và, DRH “chen chân” vào đây bằng việc nắm giữ 10% vốn điều lệ cũng muốn “chia phần” những lợi thế này.
Vào ngày 27/4 tới đây, DRH sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên 2016. Trong đó, đáng chú ý, HĐQT trình cổ đông chủ trương "săn" các doanh nghiệp tiềm năng niêm yết hoặc chưa niêm yết. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp là có tiềm năng, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của công ty.
Cụ thể, HĐQT quyết định góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác (ngành nghề hỗ trợ cho hoạt động đầu tư dự án của Công ty) có giá trị từ 50% trở lên so với tổng tài sản của công ty tại BCTC gần nhất. Đồng thời, HĐQT cũng đề xuất được ủy quyền quyết định việc huy động vốn dưới các hình thức vay (tín dụng, trái phiếu …) có giá trị từ 50% trở lên so với tổng tài sản.