Dòng tiền nào đang chảy vào thị trường BĐS cuối năm
BĐS Việt Nam sẽ là một trong ba quốc gia thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhất trong thời gian tới, chỉ đứng sau Ấn Độ và Phillipines. Nhiều dòng vốn đang đổ vào thị trường, ngoài các doanh nghiệp FDI thì lượng kiều hối đang tăng khá mạnh.
- 14-09-2015TS. Nguyễn Trí Hiếu: BĐS cuối năm sẽ "dậy sóng" nhờ kiều hối
- 04-12-2013BIDV: Kiều hối sẽ "né" bất động sản
- 22-01-2013Địa ốc cuối năm có kỳ vọng vào 11 tỷ USD kiều hối?
- 15-12-2012TPHCM: Bất động sản “vét” nguồn kiều hối cuối năm
Tóm tắt
Thị trường BĐS Việt Nam đã qua thời kỳ suy thoái, bước vào giai đoạn phát triển và niềm tin thị trường đã trở lại, giá BĐS tại Tp. HCM và Hà Nội trong năm nay đã tăng lên đáng kể. Đây là yếu tố để thúc đẩy nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường đặc biệt là dòng vốn ngoại và kiều hối, đây là hai dòng tiền đang ồ ạt chảy vào BĐS.
Ồ ạt vốn ngoại
Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Nghiên cứu phân tích của Quỹ Dragon Capital, khẳng định rằng các phân tích cho thấy, đến năm 2020 Việt Nam sẽ có khoảng 33 triệu người đạt mức thu nhập trung bình, gia nhập hàng ngũ tầng lớp trung lưu, từ đó nhu cầu mua sắm và tậu nhà cửa sẽ tăng mạnh. Trong khi đó, tốc độ đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay bằng 8 năm trước cộng lại, tạo cơ hội lớn cho BĐS phát triển lâu dài.
Nói về hoạt động của các công ty BĐS niêm yết trong nước, theo ông Tuấn, có 110 công ty có tốc độ tăng trưởng dương trở lại trong 2 năm trở lại đây, lượng tiền mặt của các doanh nghiệp này tăng mạnh, chiếm trên 100%. Đặc biệt, nợ vay của các công ty BĐS niêm yết không tăng nhiều, dường như đi ngang. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho có mức tăng đột biến trong năm 2015, do các chủ đầu tư gom nhiều quỹ đất để phát triển dự án.
"Thị trường BĐS Việt Nam đã qua thời kỳ suy thoái, bước vào giai đoạn phát triển và niềm tin thị trường đã trở lại, giá BĐS tại Tp. HCM và Hà Nội trong năm nay đã tăng lên đáng kể. Đây là yếu tố để thúc đẩy nhà đầu tư ngoại tham gia vào thị trường", ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty Jones Lang LaSalle Vietnam, cho hay.
Còn theo ông Don Lam, CEO Quỹ VinaCapital, BĐS tại các thị trường mới nổi luôn được coi là kênh đầu tư có rủi ro cao, nhưng lợi nhuận lại khá lớn, hiện khoảng 20%. Các quỹ đầu tư sẵn sàng tham gia vào các dự án liên doanh, đầu tư vào cổ phiếu, mua lại dự án trong các thị trường này trong tương lai, khi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh.
Tính đến thời điểm hiện nay, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đã có 8 nước ASEAN có đầu tư vào BĐS tại Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia với với 104 dự án và tổng vốn đầu tư là 16,9 tỷ USD, chiếm 29,7% tổng vốn đầu tư. Có 22 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu ( EU ) đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh BĐS với 37 dự án và tổng vốn đầu tư là 3,4 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư.
Đặc biệt, riêng Vương quốc Anh có 222 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 4,437 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư của các nhà đầu tư đến từ Vương quốc Anh tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, với 8 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 2,06 tỷ USD, chỉ chiếm 3,6% về số dự án nhưng chiếm 46,43% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tràn trề tín dụng và kiều hối
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, cho biết trong suốt 4 năm (2008-2011), BĐS là lĩnh vực không khuyến khích cho vay do đặc thù nền kinh tế giai đoạn này. Tuy nhiên, đến tháng 4/2012, Ngân hàng Nhà nước đã “tháo án treo” và đưa lĩnh vực BĐS vào dạng cho vay thông thường, không còn áp dụng những cơ chế kiểm soát đặc biệt. Từ đó, tín dụng đổ vào thị trường BĐS thực sự bùng nổ bởi hệ thống ngân hàng thương mại.
Theo đó, trong giai đoạn 4 năm qua, tín dụng BĐS giảm rất nhanh, bình quân khoảng 13%/năm. Trong đó, năm 2012 có mức giảm thấp nhất, chiếm 9,7%/năm trên tổng dư nợ tín dụng. Trước đó, năm 2007 con số này chiếm đến 24-25% tổng dư nợ.
Từ năm 2013 đến nay, tín dụng BĐS có bước phục hồi trở lại với tốc độ nhanh dần theo từng năm, với 11,7%/năm và chiếm trên dưới 12% tổng dư nợ. Đến nay, con số này đã đạt mốc 140 nghìn tỷ đồng, khoảng 12,3% tổng dư nợ. Nếu so với năm 20114, tín dụng BĐS đã tăng 12,7%, năm có mức tăng khá nhanh.
Trước diễn biến như thế, ông Minh nhận định thị trường BĐS có 3 nét lớn: thị trường từ cuối năm 2013 đến nay chứng kiến sự khởi sắc về giá bán và số lượng dự án, trong đó giá bán nhà ở tăng từ 5-15%; Nhiều dòng vốn đang đổ vào thị trường, ngoài các doanh nghiệp FDI thì lượng kiều hối đang tăng khá mạnh; Nhiều gói hỗ trợ tín dụng khác từ các ngân hàng thương mại, giúp khách hàng dễ dàng mua nhà hơn bao giờ hết. Các ngân hàng giờ đã biết cách kiểm soát năng lực của chủ đầu tư, công tác thẩm định được đẩy mạnh do học được những bài học đắc giá từ khoảng hoảng trước đây.
"Doanh nghiệp BĐS hiện nay sử dụng vốn vay ngân hàng là chính. Tuy nhiên, các ngân hàng hiện giờ đã thận trọng hơn trong việc chọn lựa đối tác cho vay, đẩy lùi rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Chúng ta đang kỳ vọng thị trường BĐS tiếp tục giữ đà hưng phấn trong năm 2016, từ đó giúp hệ thống ngân hàng tăng trưởng, giải quyết tốt các khoản nợ xấu. Nếu thị trường chững lại, không còn xung như 2015 thì các ngân hàng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn", chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, nhận định.
Kiều hối đã đạt 5,5 tỷ USD
Trong 10 tháng năm 2015, lượng kiều hối đã tăng mạnh, khoảng 12,7% so với cuối năm 2014, ước đạt 5,5 tỷ USD. Cơ cấu dòng vốn kiều hối gồm: 71,1% chảy vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, 6,2% giúp gia đình, người thân; và trên 23% đầu tư vào BĐS. Với quy định được sở hữu nhà tại Việt Nam, dự báo lượng kiều hối vào lĩnh vực BĐS trong năm 2016 sẽ tăng gấp đôi so với con số hiện tại.