Giãn dân phổ cổ: Cuộc sống tốt đẹp hơn đang trở thành hiện thực
Sau nhiều năm nghiên cứu, đánh giá, sáng mai (27-3), Dự án xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị Khu nhà ở giãn dân phổ cổ chính thức được khởi công tại khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên.
- 27-01-2015Di dời, giãn dân phố cổ: Không được nhập hộ khẩu trở lại
- 16-01-2015Giãn dân phố cổ HN: Cấp miễn phí nhà ở dưới 30 m2
- 23-12-2014Hà Nội: Đầu tư 16 tòa nhà giãn dân phố cổ tại KĐT Việt Hưng
Đây là những “viên gạch” đầu tiên đặt nền móng xây dựng một dự án có ý nghĩa liên quan đến một chủ trương lớn của Thành phố, nhằm giảm mật độ dân số khu phố cổ, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ, nâng cao đời sống nhân dân. Trước sự kiện quan trọng này, chúng tôi đã cuộc phỏng vấn ông Lâm Quốc Hùng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm về việc triển khai dự án giãn dân phố cổ Hà Nội.
Giãn dân phố cổ là một đề án đã được đặt ra trong suốt 15 năm qua và đã gặp nhiều vướng mắc. Lần này Quận đã có khảo sát và vận động như thế nào để người dân đồng thuận khi mà thực tế cuộc sống của phổ cổ đã ăn vào tâm thức và văn hóa của người dân?
Có thể thấy Khu phố cổ Hà Nội đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích Lịch sử Quốc gia từ năm 2004. Khu phố cổ Hà Nội với diện tích khoảng 81ha nằm trên địa bàn 10 phường thuộc quận Hoàn Kiếm, với tổng số dân khoảng 66.600 người tương ứng với mật độ 823 người/ha, sẽ thực hiện giảm xuống còn 500 người/ha là mật độ khống chế theo qui hoạch đến năm 2020, tương ứng phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người dân.
Dự án giãn dân phố cổ được triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc bảo tồn tôn tạo các di tích và các công trình kiến trúc cổ có giá trị trong khu phố cổ Hà Nội; phát triển đô thị bền vững; góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển trong có có dịch vụ du lịch. Tạo điều kiện cho nhân dân phố cổ cải thiện về nhà ở và thụ hưởng các giá trị khác về vật chất tinh thần nơi di và nơi đến.
Thực tế, giãn dân phố cổ là quá trình điều tiết cơ học mật độ dân cư với sự hỗ trợ của nhà nước về nơi định cư và một số chính sách ưu đãi. Do đó công tác giãn dân không mang yếu tố cưỡng chế, bắt buộc mà chủ yếu dựa trên sự tự nguyện của người dân. Chính vì vậy công tác tuyên truyền, vận động đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo tính khả thi và sự thành công của công tác giãn dân phố cổ.
Theo đó, các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức Đoàn thể đã tích cực vào cuộc để phổ biến tuyên truyền về công tác giãn dân, làm cho người dân thấy rõ được lợi ích cho xã hội cũng như cho từng hộ dân. Các tổ chức đã giới thiệu về quy hoạch, thiết kế khu đô thị giãn dân Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội nhằm giúp người dân có đầy đủ thông tin về khu định cư mới trước khi quyết định di chuyển.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tìm hiểu nguyện vọng chính đáng của các hộ dân để làm cơ sở điều chỉnh và thực hiện các bước tiếp theo của công tác giãn dân phố cổ. Mặc dù dự án đã kéo dài rất nhiều năm nhưng hôm nay Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô, nhất là các cư dân phổ cổ đã rất vui mừng khi dự án chính thức đi vào hiện thực qua lễ khởi công xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị Khu nhà ở giãn dân phổ cổ này.
Câu chuyện chất lượng nhà tái định cư kém, nhanh xuống cấp, trong đó có cả một số nhà ở khu Việt Hưng, dường như là một rào cản khá lớn khiến người dân vẫn ái ngại khi được yêu cầu di chuyển. Vậy ở dự án này có điểm gì nổi bật để thuyết phục nhân dân?
Chúng tôi ý thức sâu sắc việc phải tổ chức xây dựng khu đô thị giãn dân tại Việt Hưng đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu đặc điểm và tính chất đời sống của người dân phố cổ. Theo quy hoạch đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt, khu nhà ở giãn dân phố cổ tại Việt Hưng được xây dựng là một khu nhà ở có chất lượng cao, với không gian sống phù hợp với thói quen, điều kiện sinh hoạt và kinh doanh thương mại của người dân phố cổ, đáp ứng đủ quỹ nhà phục vụ giãn dân giai đoạn 1 và bố trí đủ chỗ kinh doanh cho 40% số hộ dân có diện tích kinh doanh.
Khu nhà ở giãn dân phố cổ được thiết kế các căn hộ mang tính thẩm mỹ cao, có mặt tiếp giáp thoáng với không gian xung quanh, phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường, con người và cộng đồng, kết nối hài hòa về không gian kiến trúc và hạ tầng với khu đô thị mới Việt Hưng.
Quận Hoàn Kiếm cũng đã kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa cho việc thực hiện dự án giãn dân phố cổ Hà Nội, để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra một cách sớm nhất. Tổ chức việc di chuyển giãn dân đảm bảo công khai, dân chủ minh bạch. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân trong quá trình di chuyển. UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp chặt chẽ với UBND quận Long Biên đảm bảo các điều kiện hạ tầng xã hội phục vụ kịp thời các hộ dân sau khi chuyển đến. Xây dựng khu giãn dân phố cổ văn minh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, phù hợp với truyền thống của người dân phố cổ.
Cuộc sống của mỗi người không chỉ là chỗ ở, việc làm mà còn cần đến đời sống văn hóa, tinh thần... không đơn thuần là đưa dân từ nơi này sang nơi khác. Các khu tái định cư hầu hết nằm ở xa trung tâm, nơi mà nhiều người băn khoăn về sự thiếu thuận tiện trong hệ thống văn hoá, giáo dục, vui chơi... Vậy vấn đề này được giải quyết như thế nào?
Tôi cũng hiểu, cuộc sống ở phố cổ đã ăn sâu vào tiềm thức, văn hóa của nhiều thế hệ. Như một nhà thơ đã nói “Khi ta ở đất chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”… Để đảm bảo đầy đủ hệ thống văn hoá, giáo dục, vui chơi cho người dân tại nơi ở mới, trong khu nhà ở giãn dân sẽ xây trường mẫu giáo, nhà trẻ và một trạm y tế. Trong mỗi tòa nhà bố trí một không gian sinh hoạt cộng đồng phục vụ cho người dân sống trong tòa nhà.
Theo kế hoạch dự án Nhà trẻ sẽ hoàn thành trong năm 2015. Dự án hạ tầng kỹ thuật (đường nội bộ, hệ thống cấp nước, cấp điện sẽ được khởi công và xây dựng ngay) hoàn thành năm 2017. Khu Trung tâm thương mại, phấn đấu hoàn thành năm 2017. Các tòa nhà ở giãn dân (gồm 16 tòa nhà cao 9 tầng), dự kiến hoàn thành năm 2017.
Vậy tiến độ di dời các hộ dân thế nào và giá bán nhà ra sao?
Chúng tôi dự kiến, vào quý I năm 2017, sẽ di dân đợt 1 tập trung di chuyển 1530 hộ dân. Các hộ này nằm trong phạm vi 10 phường thuộc khu phố cổ: Phường Đồng Xuân, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Cửa Đông, Hàng Mã, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Bông và Phường Lý Thái Tổ. Đó là các hộ dân sống trong di tích, trường học, công sở (đối tượng bắt buộc) và các hộ giãn dân tự nguyện…
Giá bán nhà ở giãn dân của nhà đầu tư được xác định bao gồm giá thành xây dựng nhưng không được vượt tổng mức đầu tư của dự án đã được phê duyệt và lợi nhuận định mức 10% so với chi phí đầu tư xây dựng. Nhà đầu tư được tính chi phí lãi vay vốn để đầu tư vào trong giá thành xây dựng; mức lãi suất vốn vay được tính là lãi suất cho vay trung hạn bình quân cùng kỳ hạn của 03 ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố. Sở Xây dựng chủ trì cùng UBND quận Hoàn Kiếm, Nhà đầu tư và các đơn vị liên quan để xác định giá bán nhà ở giãn dân của Nhà đầu tư.
Ông có thể cho biết quy mô, tiến độ triển khai giai đoạn 1 đề án giãn dân phố cổ? Dự kiến khi nào quận Hoàn Kiếm triển khai tiếp giai đoạn 2?
Đề án Giãn dân khu Phố cổ quận Hoàn Kiếm được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 với khu đất có diện tích 11,12 ha tại khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên sẽ phục vụ di dời 1.530 hộ dân. Giai đoạn 2, quận đề nghị Thành phố bố trí quỹ đất khoảng 30 ha để di dời 5.020 hộ dân. Việc thực hiện Đề án giãn dân Phố cổ sẽ kết thúc vào năm 2020.
Để thực hiện giai đoạn 1 dự án giãn dân phố cổ, UBND TP đã cho phép quận được triển khai 2 dự án thành phần, đó là: Dự án Tổ chức di dời các hộ dân ra khỏi khu phố cổ Hà nội (dự án đầu đi) và Dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở giãn dân phố cổ tại khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên (dự án đầu đến) được khởi công hôm nay.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Lan Hương