Hà Nội: Sự thật về “ngôi chùa” mọc ở nóc chung cư cao cấp
Trước thông tin về “ngôi chùa” mọc trên nóc chung cư cao cấp bên đường Huỳnh Thúc Kháng, người dân sống tại đây đã lên tiếng phản bác.
- 08-02-2016Hàng nghìn người đi lễ chùa đầu năm, kẹt xe kinh hoàng ở trung tâm Sài Gòn
- 14-12-2015Hà Nội thu hồi đất không đủ điều kiện xây dựng phía trước chùa Hộ Quốc
- 09-10-2015Các ngân hàng đua nhau "mang chuông đánh xứ chùa Vàng"
Được biết, tòa nhà số 27 Hùynh Thúc Kháng, Đống Đa được Tổng công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng UDIC thi công xây dựng từ năm 2001, chính thức đưa vào sử dụng từ 2005.
Chung cư cao cao cấp UDIC.
Qua tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, ở tầng thượng của tòa chung cư đúng là có 2 ngôi nhà nhỏ. Khuôn viên sạch sẽ, trước cổng ngôi nhà còn có cây quất, đào bày biện.
Trả lời phóng viên, anh Nguyễn Gia Lâm, 44 tuổi, sống tại căn hộ số 1805 của tòa nhà cho biết: “Trên đó chỉ là cái nhà nhỏ nhỏ, bên trong có bàn thờ để thắp hương. Vào các ngày mùng một, rằm hàng tháng, người dân sống tại đây, các cán bộ quản lý lên đó thắp hương cầu an, hóa vàng. Nó như kiểu cúng thổ công ở quê mình ấy mà, chúng tôi đều mong tòa nhà yên bình, tránh gặp hỏa hoạn, thiên tai. Đây không phải chùa, nó là điện thờ thôi”.
Một góc sân thờ trên nóc chung cư cao cấp.
Cũng giống anh Lâm, chị Nguyễn Thị Thủy, quê gốc Nam Định, nhân viên lao công của tòa nhà cũng khẳng định đây không phải là chùa.
Chị cho biết, ban quản lý tòa nhà có giao chìa khóa cho dân quản lí, vào những ngày mùng 1, rằm có trách nhiệm mở cửa. Vào ngày thường cầu thang dẫn lên sân thờ thường được khóa kỹ càng.
Mặc dù đã sống khá lâu tại đây nhưng anh Lâm không nhớ rõ công trình được xây dựng từ khi nào.
Vào mùng một, rằm, lễ Tết, người dân sống tại tòa nhà lên đây thắp hương cầu an.
Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng, thường là nơi thờ phật cùng những nhân vật trong phái phật giáo. Ngoài ra, còn là nơi tập trung các sư, tăng, (hay ni nếu là chùa nữ) sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo phật.
Mọi người dân kể cả những người không theo đạo đều có thể đến chùa thăm viếng, cầu an, ghe giảng kinh hay thực hành các ghi lễ tôn giáo.
Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị (là những hạt nhỏ có dạng viên tròn hình thành sau khi thi thể được hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng) và chôn cất các vị đại sư.