Nhiều dự án nhà xã hội "mặc áo" nhà ở thương mại giá rẻ
Trong tình hình thị trường dù đang trên đà hồi phục nhưng vẫn còn rất yếu, thì mức điều tiết 20% tổng diện tích đất ở của dự án phát triển BĐS, không phân biệt quy mô dự án, để tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là chưa hợp lý mà cần giảm khoảng 10% diện tích.
- 14-07-2015Kiểm toán nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm trong phát triển nhà ở xã hội
- 08-07-2015Địa ốc Hoàng Quân đầu tư dự án nhà ở xã hội mới 200 tỷ đồng
- 07-07-2015Nhà ở xã hội được thuê, mua và bán lại như thế nào?
- 22-06-2015Rà soát các dự án nhà ở xã hội trên cả nước
- 17-06-2015Đề xuất thí điểm đầu tư nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ODA
Tóm tắt
- Nhiều doanh nghiệp đều không đồng tỉnh với việc phải trích lập 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhất là trong bối cảnh quỹ đất của Việt Nam đang hạn hẹp.
- Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã chọn hướng đầu tư nhà ở cho thuê hơn là nhà ở xã hội để bán vì đầu ra và lợi nhuận tốt hơn. Doanh nghiệp chấp nhận đầu tư nhà ở xã hội cho địa phương, nhưng phải ở một vị trí khác chứ không nằm chung trong một khu dự án thương mại.
Tại hội thảo về các nghị định của Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi), do Hiệp hội BĐS Tp.HCM (Horea) tổ chức hôm qua (17/7), nhiều doanh nghiệp đều không đồng tình với việc phải trích lập 20% quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhất là trong bối cảnh quỹ đất của Việt Nam đang hạn hẹp.
Theo Horea con số 20% không phải là bất di bất dịch và các chủ đầu tư dự án bất động sản đang rất ngóng quy định cụ thể về vấn đề này. Bởi ai cũng biết, xây nhà ở xã hội lãi ít và các chủ đầu tư rất ngại trong dự án thương mại, nhất là các dự án hạng sang, của mình có thêm một số khu nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, tại khoản 3 điều 3 dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội: “Quy định về việc dành quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị thực hiện như sau: Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất (bao gồm cả dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BT và hình thức BOT) tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội…"
Như vậy, quy định về xác định quỹ đất để phát triển các dự án nhà ở xã hội của dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2014 lần này cũng tương tự như quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 188/2013/NĐ-CP từ năm 2013 của Chính phủ.
Ông Huỳnh Vũ Quốc Phương, Vụ phó Vụ Kinh tế ngành – Văn phòng Chính phủ, cho rằng nếu như nhà nước có đủ nguồn ngân sách thì đã tập trung đầu tư nhà ở xã hội cho người dân, nhưng vì thiếu ngân sách nên mới dựa vào sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp. Trong khi đó, nhà nước đã không thu tiền sử dụng đất ở lĩnh vực này rồi thì doanh nghiệp cần phải chia sẻ.
DN dễ tìm cách “lách”
Nhiều doanh nghiệp BĐS cho biết chính sách phát triển nhà ở xã hội đã có từ năm 2015 nhưng hiện nay nguồn cung quá ít, nhà đầu tư không mặn mà tham gia có thể nói là một sự thất bại lớn vì lợi nhuận không cao nhưng thủ tục hành chính quá rườm rà. Việc trích lập quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cần phải xem xét ở góc độ từng địa phương, chứ không thể ép mọi doanh nghiệp phải thực hiện 20% ngay tại những thành phố lớn.
“Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã chọn hướng đầu tư nhà ở cho thuê hơn là nhà ở xã hội để bán vì đầu ra và lợi nhuận tốt hơn. Doanh nghiệp chấp nhận đầu tư nhà ở xã hội cho dịa phương, nhưng phải ở một vị trí khác chứ không nằm chung trong một khu dự án thương mại”, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc công ty Đất Lành, cho biết.
Trong nhiều năm qua, một số doanh nghiệp đã thực hiện đúng quy định này, nhưng khi quảng bá họ đều “rao” rằng đó là dự án nhà ở thương mại giá rẻ, chứ không gọi thẳng tên là nhà ở xã hội. Lý giải về điều này, một doanh nghiệp cho biết nếu quảng cáo đúng như tên gọi thì khó bán được nhà. Bên cạnh đó, nhân viên môi giới hiện nay cũng không muốn nhận nhà ở xã hội để bán vì mức hoa hồng khá thấp, tầm 3-4 triệu đồng nhưng còn phải mất nhiều thời gian để lo thủ tục cho khách hàng. Trong khi một dự án nhà ở thương mại hoặc đất nền, các nhân viên môi giới có thể “bỏ túi” khoảng 60-80 triệu đồng.
“Nguồn cung nhà ở xã hội hiện nay ở nhiều thành phố lớn rất khan hiếm trong khi chính sách hỗ trợ phát triển đã có. Nhiều tỉnh đã thực hiện mua lại dự án nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội và được Chính phủ chấp thuận, nhưng Tp.HCM hay Hà Nội vẫn chưa làm được. Chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp và tiếp tục xem xét để trình các cấp có thểm quyền điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế”, ông Phương nói.