Những cay đắng của nghề môi giới nhà đất bây giờ mới kể
Nhìn lại “thành quả” sau một năm “cày” cật lực, mất cả ăn cả ngủ nhưng bỏ túi vỏn vẹn chưa đầy 10 triệu đồng, một cò đất chua chát nói rằng thấy người này người kia được thưởng xe hơi, biệt thự, tiền tỷ thấy mà ham.
- 18-02-2016“Bà trùm” môi giới căn hộ cao cấp đất Sài thành nhà ở Mỹ, đi xe Mercedes
- 17-02-2016TPHCM: Môi giới nhà đất “dàn trận” tấn công thị trường sau tết
- 15-02-2016Từ 16/2, hết thời môi giới nhà đất lộng hành
- 30-01-2016Môi giới chuyên nghiệp họ làm những gì hàng ngày?
Tóm tắt
Có mặt trong buổi trao xe hơi hạng sang cho nhân viên xuất sắc của một tập đoàn BĐS tại Tp.HCM vào một ngày cận tết, một nhân viên tên P. Lam tâm sự rằng ai cũng ước mơ được như vậy, nhưng những phần thưởng đó chỉ đến với những quản lý cấp cao. Đối với các nhân viên môi giới, trong năm chỉ phấn đấu bán được 2-3 căn nhà là may mắn hơn người.
Được biết, những năm của thập niên 90 chúng ta không hề có cái gọi là thị trường BĐS. Từ năm 1993 trở về trước, khi chúng ta mua bán nhà chỉ ra phường làm giấy tay. Sau những năm 2000 mới có thị trường thật sự, từ đó mới có loại sổ đỏ, sổ hồng. Thị trường cũng xuất hiện những người hoạt động môi giới và được gọi một mỹ từ khá đẹp, đó là “cò” đất.
Từ những “cò” này đã trở mình thành đại gia, một phần những người này có thể nhìn trước được thời cuộc và phần khác rất nhanh nhạy khi thị trường BĐS mới chớm hình thành. Thị trường BĐS Việt Nam phát triển nhộn nhịp nhất từ năm 2006, thời điểm đó các chủ đầu tư lại muốn “ôm” hết mọi việc từ hoạch định kế hoạch, giải phóng mặt bằng, xây dự án và tự bán sản phẩm luôn. Lúc này có thể nói là người người buôn nhà, xây nhà, môi giới nhà đất phát triển như nấm sau mưa.
Anh Nguyễn Ngọc Tâm, một môi giới nhà đất đã có kinh nghiệm hơn 5 năm tại quận 9, tâm sự nhiều người bên ngoài cứ nghĩ rằng kiếm tiền rất dễ vì thời buổi này bán nhà đắt như bán rau ngoài chợ. “Nhưng nào ai có biết được rằng, để khách hàng chốt được hợp đồng một môi giới dù có lành nghề cách mấy cũng phải lên bờ xuống ruộng. Còn đối với những cò địa ốc mới vào nghề khoảng 1 năm thì đừng nghĩ rằng mình đủ khả năng chiêu dụ khách mua nhà. Cực khó!”.
Đặc biệt, theo anh Mai Tuấn, nhân viên môi giới của sàn giao dịch TĐTV, trong giới hành nghề môi giới này cũng không thiếu những chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. Làm nghề môi giới này, bắt buộc mỗi người phải trang bị cho mình những "chiêu trò" một cách thông thạo để cốt yếu làm sao “chốt” được một khách hàng và nhận hoa hồng bỏ túi.
“Cái khó nhất của chúng tôi là phải biết cách chăm sóc khách hàng thật tận tình. Để khách hàng gật đầu đồng ý xuống tiền cọc giữ chỗ thôi, chúng tôi phải liên tục gọi điện hỏi thăm “sức khỏe”, mua quà tặng vào các dịp lễ tết. Thậm chí không có dịp nào đặc biệt, tôi cũng phải tự tạo ra cớ để tặng quà cáp cho khách hàng để họ luôn nhớ đến mình và dự án. Nói chung là chúng tôi phải làm đủ mọi cách để khách hàng không quay lưng sang dự án khác”, anh Tuấn tâm sự.
Tuy nhiên, không phải quá trình “chăm sóc” khách hàng nào cũng thành công. Như trường hợp của anh Tuấn, phải mất hơn 6 tháng từ khi dự án được công bố ra thị trường, bao nhiêu lần bỏ tiền taxi ra đưa đón một vị khách hàng nữ đến dự án, trao đổi và luôn hứa sẽ mua. Nhưng khi dự án hoàn thành xong phần móng, khách hàng đổi ý và đòi lại tiền đặt cọc giữ chỗ. “Buồn lắm vì công sức mình bỏ ra không nhỏ, nhưng đó là nghề nên phải chấp nhận. Trong một năm thường tôi cũng gặp 2-3 trường hợp như vậy”, anh Tuấn nói thêm.
Khi được hỏi về công việc hàng ngày của “cò” đất diễn ra thế nào, một nhân viên đang chào bán dự án Centa Park (Tân Bình), cho biết công việc mỗi ngày của nhân viên môi giới là đọc báo, kiếm nguồn khách muốn mua nhà, thuê nhà, rồi đi khảo sát thực tế. Sau đó là gọi điện thoại chào mời khách hàng, đăng thông tin lên các trang mạng xã hội, tự bỏ tiền túi cá nhân ra lập trang web giới thiệu về dự án. Ngoài ra, những ngày nghỉ cuối tuần, các nhân viên môi giới thường mang cả nghìn tờ rơi đứng phát tại những khu vui chơi giải trí hay trung tâm thương mại, thậm chí thuê cả 1 đội ngũ đứng phát tại các chốt đèn giao thông đông đúc.
“Trong 1 nghìn tờ được phát ra, cầu may lắm chỉ 10-20 người gọi điện thoại lại hỏi thăm. Đó là chưa nói đến việc các cò đất phải đứng đường rất nguy hiểm. Nếu không thành công với việc phát tờ rơi, chúng tôi thuê cả 1 đội ngũ bỏ “bom” tin nhắn gọi điện đến mọi đối tượng. Trong khi đó, chúng tôi chỉ được hưởng hoa hồng sau khi bán được nhà, còn chi phí hỗ trợ từ công ty cho tiền điện thoại, xăng xe rất ít. Kết quả nhận được thường là khách hàng… chửi ngược lại vì bị làm phiền”, nhân viên môi giới có tên Thu Hường cho biết thêm.
Cũng theo chị Hường, để phục vụ cho công việc, nhiều người phải thường xuyên tìm hiểu thông tin, tham gia các khóa học tự vấn, đàm phán, pháp luật nhà đất để còn tư vấn cho khách hàng. Nhiều người còn đi học phong thủy, xem tướng… để khi khách có như cầu có thể tư vấn luôn cho khách, thể hiện mức độ chuyên nghiệp của người môi giới.
Có mặt trong buổi trao xe hơi hạng sang cho nhân viên xuất sắc của một tập đoàn BĐS tại Tp.HCM vào một ngày cận tết, một nhân viên tên P. Lam tâm sự rằng ai cũng ước mơ được như vậy, nhưng những phần thưởng đó chỉ đến với những quản lý cấp cao. Đối với các nhân viên môi giới, trong năm chỉ phấn đấu bán được 2-3 căn nhà là may mắn hơn người. Còn những nhân viên có ít kinh nghiệm "trường đời", cái họ mong nhất là làm sao đủ tiền trang trải chi phí sống hàng ngày, tiền thuê nhà trọ để cầm cự vì lương của các sàn giao dịch trả rất thấp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, để giữ chân nhân viên các sàn môi giới thường trả mức lương từ 2-4 triệu đồng/tháng, có nơi đã bao gồm chi phí xăng xe và điện thoại. Bởi, đa số các sàn đều có chế độ chiết khấu, hoa hồng cao, kèm với các chương trình tặng thưởng hấp dẫn vào mỗi chu kỳ bán hàng để buộc các nhân viên phải nổ lực cạnh tranh bán nhà.
Kỳ 2: Bí mật đằng sau những chiêu trò “dụ” khách hàng