MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sẽ có sóng ngầm bán tháo dự án vì đói vốn?

06-03-2015 - 07:53 AM | Bất động sản

Sau những giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản trở nên bão hòa, cùng với một số khó khăn về vốn của nhiều chủ đầu tư nên có thể dự báo, nhu cầu chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ tiếp tục diễn ra mạnh trong vài năm tới.

Theo nhìn nhận của ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc AVM Việt Nam, quy mô thị trường và quy mô các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) ở Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng tích cực trong năm 2015.

3 lĩnh vực triển vọng

Theo nhóm nghiên cứu MAF, các thương vụ M&A trong năm 2015 vẫn sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp, hàng tiêu dùng và tài chính - ngân hàng. Hoạt động chuyển nhượng dự án bất động sản cũng sẽ tiếp tục được quan tâm.

Đối với lĩnh vực bất động sản, nhóm nghiên cứu này cho biết, sau những giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường bất động sản trở nên bão hòa, cùng với một số khó khăn về vốn của nhiều chủ đầu tư nên có thể dự báo, nhu cầu chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ tiếp tục diễn ra mạnh trong vài năm tới.

Theo nhìn nhận của GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, kho bất động sản tồn đọng hiện còn khá lớn gắn với nợ xấu như cục máu đông làm tắc nghẽn nền kinh tế, đây là vấn đề mà chúng ta còn tiếp tục phải giải quyết.

"Nhiều dự án bất động sản còn tồn đọng do không đủ tiêu chuẩn để ở mặc dù giá có thể cao, hạng sang nhưng không đủ điều kiện hạ tầng. Tôi cho rằng lúc này cần quên một số dự án đầu tư vào những dự án có khả năng bán được để lấy lợi đó bù lại mất mát dự án tồn kho và hi vọng sắp tới quy hoạch tốt hơn sẽ là giải pháp cho các dự án tồn kho", ông Võ cho biết.

Về lĩnh vực ngân hàng & dịch vụ tài chính, với chương trình tái cấu trúc ngân hàng, lĩnh vực ngân hàng tài chính vẫn là một lĩnh vực tiềm năng cho các thương vụ M&A và đầu tư. Chúng ta có thể trông chờ vào các thương vụ trong ngành này, với giá trị lớn và tính chất phức tạp hơn.

>>>Mặt trái của thương vụ M&A Việt

Đối với lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, MAF dự báo, với một thị trường trên 90 triệu dân với dân số trẻ, các thương vụ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cũng rất được quan tâm.

Các thương vụ này có thể bao gồm chuyển nhượng các công ty sở hữu những thương hiệu địa phương lâu đời hoặc mới nổi, kèm theo đó là một thị phần đối với một số chủng loại hàng hóa.

Quá trình hội nhập của Việt Nam đang mở ra rất nhiều cơ hội khiến không doanh nghiệp nào (cả nội địa và nước ngoài) muốn bỏ lỡ.

Gần nhất là các cam kết cắt giảm thuế quan trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2015 và xa hơn nữa là hoàn tất đàm phán FTA với EU và TPP.

Theo ông Minh, nếu các doanh nghiệp không tranh thủ thời điểm này để chuyển hướng kinh doanh, xác lập vị thế vững chắc trên thị trường thì rất có thể sẽ sớm phải cạnh tranh, mất miếng bánh thị phần vào các đối thủ đến sau.

"Chúng tôi tin rằng, xu hướng mua lại để thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp Nhật bản và các doanh nghiệp khu vực ASEAN sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong thời gian tới", nhóm nghiên cứu MAF khẳng định.

Cơ hội lớn từ IPO

“Theo những thông tin về các thương vụ đang ở giai đoạn sắp kết thúc và ở giai đoạn chuẩn bị thì viễn cảnh hoạt động M&A ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2015 sắp tới. Lĩnh vực hàng tiêu dùng và công nghiệp, ngân hàng, bất động sản sẽ tiếp tục xuất hiện các thương vụ mua bán nhiều hơn”, ông Minh cho biết.

Thống kê của AVM cho thấy, do đặc thù của doanh nghiệp Việt Nam, đa số các thương vụ là quy mô nhỏ, từ 5-8 triệu USD.

Tuy nhiên theo AVM, giai đoạn tới, cũng có thể trông đợi các thương vụ quy mô lớn hơn, nhất là các thương vụ phát hành riêng lẻ chọn đối tác chiến lược của các các doanh nghiệp nhà nước lớn cổ phần hóa và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cũng theo các chuyên gia về M&A, hoạt động M&A năm 2015 sẽ sôi động hơn nhờ cơ hội từ kế hoạch IPO của hàng loạt ông lớn trong các lĩnh vực.

>>> IPO Triển lãm Giảng Võ, sử dụng 1.500 tỷ để phát triển 3 dự án BĐS lớn

Theo kế hoạch, trong 2 năm 2014 - 2015 sẽ phải hoàn thành cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước.

Con số báo cáo đến thời điểm này cho thấy, tốc độ cổ phần hóa đang được đẩy nhanh và dự báo sẽ có sự tăng đột biến trong năm 2015.

Đặc biệt, việc bán cổ phần lần đầu (IPO) của các doanh nghiệp lớn như Vinatex, Vietnam Airlines đã thực hiện trong năm 2014 và tới đây là Mobifone… được xem là những “cú hích” lớn trong việc tái cấu  trúc khối doanh nghiệp nhà nước.

"Những thương vụ lớn được kỳ vọng khi các doanh nghiệp này lựa chọn đối tác chiến lược. Đặc biệt Vietnam Airlines và Mobifone được cho là sẽ thu hút được nhà đầu tư nước ngoài tầm cỡ", ông Minh dự báo.

Theo Vũ Minh

PV

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên