Việt Nam dẫn đầu bảng chỉ số phát triển của các quốc gia mới nổi trong ngành sản xuất
Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam tiếp tục đem lại nhiều cơ hội cho những nhà bán lẻ và các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
- 10-07-20156 tháng đầu năm, giá trị sản xuất ngành xây dựng đạt gần 400 nghìn tỷ đồng
- 06-07-2015Inside Factory: Bên trong nhà máy sản xuất cọc bê tông lớn nhất miền Bắc
- 15-04-2015Quý 1/2015, giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng gấp đôi cùng kỳ
- 24-03-2015Năm 2015, ngành Xây dựng lên kế hoạch tăng gấp đôi giá trị sản xuất kinh doanh
Báo cáo của C&W cho thấy khu vực này đang được hưởng lợi từ chính môi trường kinh doanh giá rẻ, thu hút các nhà sản xuất. Kết quả này đồng thời củng cố ưu thế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương vốn đã mạnh khi có tới 7 nước trong khu vực giành được vị trí trong top 10 trong bảng xếp hạng chính.
Trong đó, tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ tại Việt Nam tiếp tục đem lại nhiều cơ hội cho những nhà bán lẻ và các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Ông Alex Crane,Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, cho biết: “Bảng xếp hạng thể hiện rõ lợi thế của Việt Nam xét trên phương diện chi phí cạnh tranh. Việt Nam đã bắt đầu được hưởng lợi từ việc chi phí sản xuất tại Trung Quốc ngày càng tăng: Vốn đầu tư nước ngoài cho ngành sản xuất và chế biến tại Việt Nam tăng gấp đôi kể từ năm 2012 đến năm 2014, đạt 11 tỉ USD, tương đương 71% tổng số vốn FDI đăng ký”.
Bên cạnh đó, trong tương lai, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ không chỉ làm tăng tính cạnh tranh khi các loại thuế được giảm mà còn đưa ra được các tiêu chuẩn giúp cải thiện việc đánh giá chuỗi cung ứng, tạo ra khuôn khổ tốt hơn cho các vấn đề như sở hữu trí tuệ và nguồn nhân lực, làm tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam.
Theo C&W, hiện ngày càng nhiều các công ty sản xuất lớn xem xét việc đưa trụ sở và các cơ sở về lại châu Âu do chi phí hoạt động toàn cầu tăng.
Theo ông Richard Middleton, người đứng đầu dịch vụ đại diện khách thuê C&W khu vực EMEA & Châu Á- Thái Bình Dương, nhìn rộng hơn, vẫn còn một số biến động có thể thấy được. Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về sản lượng sản xuất và đang hưởng lợi ích từ quy mô của thị trường sản xuất trực tiếp nhưng vấn đề chi phí lao động tăng cao đã khiến một số tập đoàn sản xuất phải thay đổi chiến lược sản xuất – kinh doanh.
Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Malaysia và Việt Nam mà còn tạo ra xu hướng “rút về thị thường xuất phát”, tức là một số các nhà sản xuất đưa nhà máy và trang thiết bị quay trở lại Châu Âu. Điều này giúp một số nước châu Âu, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có vị trí ngay điểm giao giữa châu Âu, châu Á, Nga và châu Phi khôi phục lại vị trí trong thị trường sản xuất thế giới.