Bất luận là đàn ông hay phụ nữ nếu có 3 biểu hiện này khi uống nước thì cần phải hết sức chú ý và nên đi khám bệnh ngay
Chúng ta thường nghe đến câu nói: Muốn sống trường thọ, nhất định phải uống nhiều nước. Vì uống nhiều nước có thể làm loãng máu, thúc đẩy sự bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể, nhưng bạn có thể không biết, có khi uống nước cũng có thể giúp chúng ta phán đoán có thể có mắc bệnh hay không.
- 07-03-2020Hà Nội có các ca nhiễm Covid-19: Đây là những việc đặc biệt quan trọng bác sĩ khuyến cáo mọi người cần làm ngay!
- 07-03-2020Bất luận nam hay nữ, có 4 biểu hiện này khi ngủ rất có thể mạch máu bị tắc nghẽn
- 07-03-2020Muốn sống thọ hãy ghi nhớ "4 không" trong khi ăn uống
Theo chia sẻ của một bác sĩ, tuần trước có điều trị cho một bệnh nhân, anh ta nói với bác sĩ, mỗi ngày đều uống rất nhiều nước, ít nhất 2 đến 3 lít nước, tuy nhiên cơ thể luôn trong tình trạng vào nhà vệ sinh và khát nước. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân này mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 .
Do đó, bất luận đàn ông hay phụ nữ có 3 biểu hiện khi uống nước, cần phải chú ý:
1. Khi uống nước xuất hiện tiểu ít, thậm chí không đi tiểu
Nếu có dấu hiệu trên, tất cả mọi người nhất định phải chú ý, điều này cho thấy sự xuất hiện của bệnh thận. Về lý thuyết, chúng ta uống nhiều nước, sẽ đi tiểu nhiều hơn, đó là sự cân bằng về lượng, nhưng nếu bạn uống rất nhiều nước, đi tiểu rất ít hoặc hầu như không vào nhà vệ sinh thì chứng tỏ, chức năng đào thải của thận xuất hiện sự bất thường, chẳng hạn như suy thận cấp tính, urê huyết, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Khi uống nước xuất hiện tiểu nhiều, khô miệng
Rất nhiều người vì khô miệng nên uống rất nhiều nước, nhưng uống nước càng nhiều, tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng hơn, giống như đã đề cập đến tình trạng ở bệnh nhân bên trên. Lúc này bạn nhất định phải cảnh giác xem bản thân có bị tiểu đường hay không, khô miệng, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều, đều là những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường.
Rất nhiều người vì khô miệng nên uống rất nhiều nước, nhưng uống nước càng nhiều, tình trạng khô miệng càng nghiêm trọng hơn.
Nếu xuất hiện tình trạng này, không chú ý, theo thời gian rất có thể sẽ gây ra một loạt các biến chứng, chẳng hạn như bệnh thận do đái tháo đường, bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường… Một khi biến chứng của bệnh tiểu đường xảy ra, sẽ rút ngắn tuổi thọ của con người, trở thành "kẻ giết người" thực sự.
Ngoài ra, khô miệng lâu dài có thể gây ra chứng hôi miệng khó trị hoặc răng dễ bị sâu hơn do lượng nước bọt tiết ra không đủ để diệt khuẩn.
3. Khi uống nước, toàn thân xuất hiện phù nề
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, dù uống rất nhiều nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù. Tuy nhiên, nhiều người sợ uống nước, bởi vì một khi uống nước thì toàn thân xuất hiện phù nề, lúc này không được chủ quan, nhất định là thận có vấn đề. Thận yếu không chỉ ảnh hưởng đến sự đào thải các chất độc, còn khiến lượng nước bị dồn ứ, gây rối loạn điện giải, xuất hiện tình trạng phù.
Đồng thời các bệnh về gan, tim, suy dinh dưỡng… khởi phát cơ thể cũng có xuất hiện tình trạng phù nề sau khi uống nước. Điều quan trọng nhất lúc này là bạn cần phải kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra.
Những người khỏe mạnh, thận hoạt động tốt, dù uống rất nhiều nước, cơ thể cũng sẽ không xuất hiện tình trạng phù.
Uống nước đúng cách?
1. Uống nước với lượng nhỏ và chia làm nhiều lần: Mỗi lần uống từ 100 ml - 150 ml là phù hợp, cứ cách nửa giờ uống một lần.
2. Tránh uống "nước đá": Cố gắng không uống nước đá hoặc đồ uống lạnh, uống nhiều đồ uống lạnh rất dễ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
3. Bổ sung muối kịp thời: Uống nước muối nhạt, để bổ sung lượng muối vô cơ do mồ hôi thải ra từ cơ thể người, đồng thời ngăn ngừa mất cân bằng điện giải.
(Nguồn: Sohu)
Báo dân sinh