MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất ngờ: Mì Hảo Hảo được người dân đô thị chọn mua nhiều hơn ở nông thôn, bia Sài Gòn và Tiger chia nhau "thống trị" 2 vùng

22-08-2023 - 14:25 PM | Doanh nghiệp

Kantar Worldpanel Việt Nam đã công bố báo cáo Brand Footprint 2023, xếp hạng các thương hiệu FMCG (Hàng tiêu dùng nhanh) được lựa chọn nhiều nhất tại Việt Nam.

Bất ngờ: Mì Hảo Hảo được người dân đô thị chọn mua nhiều hơn ở nông thôn, bia Sài Gòn và Tiger chia nhau "thống trị" 2 vùng - Ảnh 1.

Báo cáo Brand Footprint Việt Nam tận dụng dữ liệu mua hàng hộ gia đình của Worldpanel, nêu bật 10 thương hiệu FMCG hàng đầu trong 5 lĩnh vực, bao gồm Sức khỏe & Sắc đẹp, Chăm sóc gia đình, Thực phẩm, Đồ uống, Sữa và Sản phẩm thay thế sữa. Báo cáo cũng chỉ ra ông chủ của 5 thương hiệu hàng đầu được mua nhiều nhất bởi người tiêu dùng, ở 4 thành phố trọng điểm (Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ) và khu vực nông thôn Việt Nam.

Cụ thể,  Top 10 thương hiệu thực phẩm đóng gói được chọn mua nhiều nhất gọi tên Hảo Hảo, Chinsu, Nam Ngư, Ajinomoto, Cholimex,...

Bất ngờ: Mì Hảo Hảo được người dân đô thị chọn mua nhiều hơn ở nông thôn, bia Sài Gòn và Tiger chia nhau "thống trị" 2 vùng - Ảnh 2.

Tại khu vực thành thị, Hảo Hảo có tỷ lệ thâm nhập thị trường cao nhất với 73,6%. Theo sau là hai thương hiệu thuộc tập đoàn Masan, lần lượt có tỷ lệ thâm nhập thị trường là 65,8% và 67%.

Tại khu vực nông thôn, thương hiệu nước mắm Nam Ngư được người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất, tỷ lệ thâm nhập 78,6%. Đứng ngay sau là mì 3 Miền, Chinsu, Hảo Hảo.

Theo Kantar Worldpanel, Chinsu đã tăng thêm 12 triệu lượt mua hàng. Trong khi đó, Cholimex và Maggi có những tiến bộ đáng kể ở khu vực 4 thành phố trọng điểm, còn Kokomi có sự tăng trưởng đáng chú ý ở nông thôn.

 Trong Top 10 thương hiệu đồ uống được chọn mua nhiều nhất, Coca Cola cho thấy vị thế vững chắc trên thị trường khi dẫn đầu ở cả khu vực thành thị và nông thôn, với tỷ lệ thâm nhập lần lượt đạt 67,8% và 51,4%.

Bất ngờ: Mì Hảo Hảo được người dân đô thị chọn mua nhiều hơn ở nông thôn, bia Sài Gòn và Tiger chia nhau "thống trị" 2 vùng - Ảnh 3.

Bia Tiger là thương hiệu bia chiếm lĩnh vị trí số 2 trong nhóm đồ uống được chọn mua nhiều nhất ở khu vực thành thị, trong khi đối thủ bia Saigon cũng chiếm vị trí tương tự ở khu vực nông thôn.

Một cái tên đáng gờm trong lĩnh vực Đồ uống là thương hiệu nước tăng lực Sting thuộc sở hữu của Suntory-PepsiCo. Thương hiệu này đã liên tục vươn lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng đồ uống ở thành thị, thu hút hơn 122.000 người mua hộ gia đình. Ở Nông thôn, Sting cũng tạo nên sức mạnh với mức tăng trưởng CRP (điểm tiếp cận người tiêu dùng) đạt 31%, trong khi một hãng nước tăng lực khác là Red Bull liên tục lọt vào top 5 thương hiệu đồ uống được người tiêu dùng nông thôn lựa chọn nhiều nhất, tăng 1 bậc so với năm ngoái.

Trong ngành sữa và các sản phẩm thay thế sữa , Vinamilk vẫn dẫn đầu, được 155 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam mua.

TH True gây ấn tượng với thành tích vượt trội, thu hút được hơn 130.000 hộ gia đình.

Bất ngờ: Mì Hảo Hảo được người dân đô thị chọn mua nhiều hơn ở nông thôn, bia Sài Gòn và Tiger chia nhau "thống trị" 2 vùng - Ảnh 4.

Sữa đặc có đường vẫn là sản phẩm không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt, bất kể vị trí địa lý, khi cả hai thương hiệu thuộc sở hữu của Vinamilk là Ngôii Sao Phương Nam và Ông Thọ đều lọt vào Top 5 thương hiệu Sữa & Thực phẩm thay thế sữa được lựa chọn nhiều nhất năm thứ 3 liên tiếp. 

Báo cáo của Kantar Worldpanel Việt Nam cũng liệt kê 5 chủ thương hiệu được lựa chọn nhiều nhất. Tại thành thị, Vinamilk dẫn đầu, trong khi Masan "thống trị" khu vực nông thôn. Unilever tiếp tục "làm vương" mặt trận chăm sóc gia đình và chăm sóc cá nhân, duy trì vị trí số 2 tại cả hai khu vực.

Phần lớn chủ sở hữu thương hiệu trong bảng xếp hạng đã trải qua sự sụt giảm về CRP khi người tiêu dùng chuyển từ lối sống chủ yếu ở tại nhà sang lối sống bình thường mới vào năm 2022. Sự thay đổi này đi kèm với sự cạnh tranh gia tăng từ các thương hiệu địa phương cũng như các thương hiệu giá rẻ. Các lựa chọn có chi phí thấp được người tiêu dùng ưu tiên trong thời gian hạn chế về ngân sách.

Theo Hoàng Thùy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên