MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm "thay áo" vài lần ở Hà Nội

16-09-2020 - 14:58 PM | Thị trường

Khách ngày càng thích đồ chơi truyền thống, đồ chơi làm thủ công của Việt Nam. Và thế là các mặt hàng Trung Quốc đang dần vắng bóng, nhường chỗ cho đồ truyền thống, đồ thủ công của các làng nghề Hưng Yên, Nam Định và Hà Nội.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 1.

Vào Tết Trung Thu, Giáng Sinh và Tết Nguyên Đán, phố Hàng Mã - nơi nổi tiếng với rất nhiều cửa hàng kinh doanh đồ lưu niệm, trang trí lại rực rỡ sắc màu của những mặt hàng đặc trưng, được thay đổi theo từng dịp lễ, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân Thủ đô. Mỗi dịp, cả khu phố như khoác lên một chiếc áo mới, mỗi lần một rực rỡ và khác biệt.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 2.

Những ngày này, con phố dài hơn 300m với khoảng 20 cửa hàng san sát nhau đều đã bày những mặt hàng như đèn lồng, trống, mặt nạ... cùng nhiều loại đồ chơi độc lạ, hút mắt cho ngày Rằm Trung thu đang đến.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 3.

Năm nay, các mặt hàng truyền thống và quen thuộc như đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng và mặt nạ là chủ đạo, được treo ở các vị trí trên cao dễ thấy, ngay mặt tiền của quán để thu hút khách hàng.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 4.
Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 5.
Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 6.
Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 7.

Chúng được lấy từ các làng nghề truyền thống ở Hưng Yên, Nam Định và Hà Nội. Một số ít được vận chuyển từ Sài Gòn ra. "Khách ngày càng thích đồ chơi truyền thống, đồ chơi làm thủ công của Việt Nam. Trong khi đồ chơi Trung Quốc chịu khó thay đổi mẫu mã nhưng không bán chạy bằng nên chúng tôi ưu tiên hàng Việt hơn", anh Tú, một người bán hàng tại hàng Mã nhận xét.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 8.

Mặt nạ giấy bồi đã được người làm sáng tạo hơn, với nhiều mẫu mã thu hút trẻ nhỏ. Giá các món đồ chơi và trang trí dịp Trung thu không quá đột biến so với mọi năm, dao động ở mức 10.000 - 200.000 đồng. Đơn cử, đèn ông sao đủ sắc màu, thiết kế đơn giản, có giá dao động từ 20.000-60.000 đồng tùy loại và kích thước. Mặt nạ có giá từ 20.000 - 50.000 đồng/chiếc, trống bỏi có giá 5.000 đồng/chiếc.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 9.

Đắt tiền hơn cả là những chiếc đầu lân, đầu sư tử hay đèn lồng tạo hình động vật với chi phí từ 120.000 - 600.000 đồng, tùy vào kích thước.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 10.

Đèn lồng vải có giá bán từ 30.000 - 100.000 đồng/chiếc.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 11.

Mặc dù đa dạng hàng hóa, nhưng nhiều tiểu thương tại đây cho biết, lo ngại sức mua giảm nên mùa Trung thu năm nay lượng hàng nhập về không nhiều. Các đơn hàng đổ sỉ đi các tỉnh cũng ít hơn. Thay vì cảnh tấp nập nhập kho, chuyển hàng thường thấy, Hàng Mã vắng khách hơn, nhất là vào các ngày trong tuần. "Khách chỉ bắt đầu đông hơn vào tối thứ 7 và chủ nhật mà thôi", một người bán hàng tại đây cho hay.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 12.

Nhân viên các cửa hàng khá thảnh thơi vì hàng hóa không nhiều.

Bất ngờ tại con phố dài hơn 300m một năm thay áo vài lần ở Hà Nội - Ảnh 13.

Các tiểu thương cũng không treo biển "cấm chụp ảnh" như moi năm khi nhiều người tìm đến đây chụp ảnh check-in. Nhiều người thậm chí khéo léo mời khách mua đồ ủng hộ cho cửa hàng.

Theo Hoàng Linh

Báo Dân Sinh

Trở lên trên