MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất ngờ trước công thức "thật mà như đùa" giúp Mark Zuckerberg và các doanh nhân thành đạt thoát khỏi áp lực công việc: "Làm mà chơi, chơi mà làm"!

25-03-2019 - 23:49 PM | Sống

Đừng coi công việc là công việc, bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn mỗi khi đến cơ quan.

Chúng ta muốn xây dựng một đế chế kinh doanh, tích lũy một lượng tài sản khổng lồ và trở thành một hiện tượng toàn cầu. Tuy nhiên, ai cũng ghét phải làm việc chăm chỉ ngày qua ngày. Đơn giản chỉ là chúng ta sợ phải làm việc, nhưng có ai mà không yêu thành quả mà mình làm ra?

Sẽ ra sao nếu có một công thức khiến chúng ta không chán công việc? Nói cách khác, ta vẫn làm việc nhưng không cảm thấy nặng nề. Dưới đây là bài học về tinh thần "làm mà chơi, chơi mà làm" rút ra từ 3 doanh nhân thành đạt vô cùng nổi tiếng.

Mark Zuckerberg: Hãy bắt đầu từ những nhiệm vụ dễ dàng nhất

Đối với người bình thường, công việc là một thứ gì đó rất to lớn, giống như việc chạy marathon hoặc chinh phục đỉnh Everest. Hầu hết các doanh nhân non trẻ và những người làm công bình thường sẽ mất hàng tuần để chuẩn bị cho một nhiệm vụ đơn giản. Tuy nhiên, đến lúc thực hiện, họ sẽ chỉ hoàn thành 30% kế hoạch. 70% còn lại bị lãng phí vào việc chuẩn bị, hay đúng hơn, là sự trì hoãn.

Nhưng mọi chuyện không cần phải như vậy. Làm việc thì nên vui vẻ. Mark Zuckerberg không bao giờ dành 24 tiếng để chuẩn bị cho công việc. Nhà sáng lập trẻ tuổi và thông minh của Facebook đã phát triển một công thức đơn giản để hoàn thành bất kỳ loại công việc nào mà không cảm thấy tác động từ nó.

Bất ngờ trước công thức thật mà như đùa giúp Mark Zuckerberg và các doanh nhân thành đạt thoát khỏi áp lực công việc: Làm mà chơi, chơi mà làm! - Ảnh 1.

Anh luôn bắt đầu với những nhiệm vụ dễ nhất. Những nhiệm vụ khó khăn sẽ được dành lại sau cùng. "Theo tôi, một quy tắc kinh doanh đơn giản là, nếu bạn làm những việc dễ dàng trước, bạn thực sự có thể đạt được nhiều tiến bộ". Đó là một triết lý thông minh từ Zuckerberg.

Nếu bạn bắt đầu với dự án đơn giản, bạn sẽ cảm nhận được sự thành công. Tự tạo động lực để tiếp tục, bạn sẽ không cảm nhận được gánh nặng của công việc.

Sean Lourdes: Hãy hào phóng

Kiếm được nhiều tiền hơn dường như là mục tiêu đầu tiên của hầu hết mọi người. Nhưng bạn không nên như vậy. Vì "nếu bạn quá ám ảnh bởi sự giàu có, phải kiếm được nhiều tiền hơn, phải thanh lý được tất cả hàng tồn kho, điều đó sẽ khiến sự nghiệp kinh doanh của bạn trở nên nhàm chán, nặng nề và tẻ nhạt," Sean Lourdes - người sáng lập quỹ Lourdes nhận xét.

Bất ngờ trước công thức thật mà như đùa giúp Mark Zuckerberg và các doanh nhân thành đạt thoát khỏi áp lực công việc: Làm mà chơi, chơi mà làm! - Ảnh 2.

Đây là lời khuyên để giúp sự nghiệp kinh doanh của bạn trở nên vui vẻ và thú vị: hãy cho đi nhiều hơn. Cố gắng làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng đừng coi đó là mục tiêu cuối cùng của bạn. Mục tiêu cuối cùng của bạn phải là phục vụ khách hàng. Sự hào phóng sẽ giúp bạn phục vụ họ tốt hơn. Đổi lại, bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trên con đường sự nghiệp.

Hãy bắt đầu bằng việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận lại. Chẳng hạn, đem lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng, giảm giá nhiều hơn cho họ, hay quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa của công việc, sự nghiệp, và cả cuộc sống nữa.

Robin Sharma: Coi công việc của bạn như một đam mê

Nếu cứ cố chấp làm một nghề không phù hợp với mình, bạn sẽ không tìm thấy sự bình yên trong công việc, mà còn có thể gây chuyện với khách hàng. Thật không may, hầu hết mọi người đều ghét công việc mà họ đang làm. Nói cách khác, họ coi công việc là việc phải làm, chứ không phải là đam mê. Chuyên gia về hiệu suất làm việc Robin Sharma lập luận rằng: "Nếu bạn coi công việc là những điều phải làm, thì nó sẽ đúng là như vậy."

Bất ngờ trước công thức thật mà như đùa giúp Mark Zuckerberg và các doanh nhân thành đạt thoát khỏi áp lực công việc: Làm mà chơi, chơi mà làm! - Ảnh 3.

Nếu coi công việc của mình là những điều phải làm, bạn không thể tìm thấy giá trị, ý nghĩa và niềm đam mê trong những gì bạn làm. Bạn cũng không thể cung cấp cho khách hàng một giá trị hoàn hảo hay những dịch vụ hàng đầu. Bạn phải thay đổi suy nghĩ của mình.

"Hãy coi công việc như một cơ hội để thực hiện đam mê của bạn," Robin Sharma nói. "Hãy học cách yêu công việc và bạn sẽ tạo ra những kết quả tuyệt vời."

Ngọc Hà

Addicted 2 Success

Trở lên trên