MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bắt tay với công ty Fintech - Phương thức “phủ sóng” hiệu quả dành cho các ngân hàng

03-12-2018 - 15:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Nhằm đón đầu xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 trong thời gian qua, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu và có sự đầu tư mạnh mẽ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hoạt động quản trị. Cùng với quá trình này, việc liên kết với các công ty Fintech cũng đang được nhiều ngân hàng quan tâm với kỳ vọng sẽ mang đến nhiều hơn trải nghiệm cho khách hàng.

Lựa chọn của ngành ngân hàng trong cuộc cách mạng 4.0

Theo đánh giá của Tổ chức Giám sát doanh nghiệp quốc tế BMI, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng Internet khá cao (9%/năm), xếp hạng 15 trên thế giới. Riêng với lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng số như Mobile banking, Internet banking… chiếm khoảng 44% và có tốc độ tăng trưởng hàng năm tới 2 con số. Nếu như năm 2011, tỷ lệ này chỉ ở mức 7% thì chỉ tính đến năm 2014 con số này đã lên tới 44% và được dự báo còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Việc đưa các công nghệ số, công nghệ mới gắn với cách mạng công nghệ 4.0 giúp chuyển dịch kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống từ các chi nhánh, quầy giao dịch, ATM sang các kênh số hóa, giúp quá trình tương tác với khách hàng hiệu quả hơn. Ngoài ra, quá trình này còn có khả năng thay đổi mô hình kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, cấu trúc sản phẩm, dịch vụ theo hướng số hóa, giúp các ngân hàng từng bước trở thành ngân hàng số.

Hiện nay phần lớn các ngân hàng triển khai các công nghệ số nền tảng như điện toán đám mây, phân tích big data, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện chương trình ứng dụng (open API)... nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu thanh toán online của khách hàng.

Một số ngân hàng đã có sự chuyển đổi theo hướng số hóa có thể kể đến như TPBank với ngân hàng tự động LiveBank, VPBank và ứng dụng ngân hàng số Timo, không gian Digital Lab của VietcomBank, VietinBank với CoreBank thế hệ mới và kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW)... Các sản phẩm, dịch vụ này chủ yếu gồm các dịch vụ như: thông quan điện tử, nộp thuế qua internet, thu tiền điện qua các kênh Internet/Mobile Banking/POS của ngân hàng hoặc thu qua ví điện tử của các trung gian thanh toán, thanh toán vé tàu, vé máy bay qua hệ thống thanh toán trực tuyến hoặc thẻ ngân hàng...

Các ngân hàng bên cạnh việc phát triển các sản phẩm dịch vụ dựa trên nền tảng kỹ thuật số cũng tích cực “bắt tay” với các công ty Fintech có vai trò trung gian thanh toán, đặc biệt tăng cường dịch vụ tiện ích cho khách hàng trong thanh toán. Theo thống kê không chính thức hiện có khoảng 40 công ty Fintech đang hoạt động, trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán. Trong đó có hơn một nửa các doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến hoặc cung ứng các giải pháp hỗ trợ thanh toán kỹ thuật số như: mPOS, QR Code, NFC…

Một kết nối cho mọi phương tiện thanh toán

Mối liên kết giữa ngân hàng và các công ty Fintech được đánh giá là “thương vụ” rất khả quan. Bởi khi tích hợp với các công ty fintech này, ngân hàng sẽ đẩy mạnh được mảng kinh doanh trực tuyến hay cung cấp thêm các dịch vụ, bản thân các công ty trung gian thanh toán sẽ đảm bảo được việc kết nối các dịch vụ mới, tính ổn định trong hoạt động, tính bảo mật cao và kết nối nhanh.

Đặc biệt, có trường hợp như Payoo còn cung cấp môi trường thử nghiệm phù hợp để các đối tác có thể thẩm định và kiểm tra chất lượng hoạt động của hệ thống. Việc liên kết này cũng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình triển khai thực tế.

Ngoài ra, với vai trò là đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ, công ty Fintech vừa có nhiệm vụ bảo vệ người mua, vừa giúp người bán củng cố được niềm tin với khách hàng. Payoo – Nền tảng thanh toán của VietUnion đang nhận được sự ủng hộ của nhiều ngân hàng lớn bởi sở hữu chức năng kết nối trực tiếp với tất cả các nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn để cung cấp nền tảng thanh toán hóa đơn một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn.

Với sự hoàn thiện hạ tầng công nghệ, mọi giao dịch thanh toán qua cổng Payoo đều được mã hóa bằng SSL, các kết nối với đối tác đều được chứng thực bằng chữ ký điện tử và tuân thủ các quy trình theo chuẩn ISO 27001:2013 về an toàn thông tin và chuẩn PCI-DSS về an toàn thông tin và bảo mật quốc tế.

Bắt tay với công ty Fintech - Phương thức “phủ sóng” hiệu quả dành cho các ngân hàng - Ảnh 1.

Mới đây trong hội thảo “NTT DATA Digital Transformation”, Payoo cùng với NTT DATA giới thiệu ra thị trường gói sản phẩm mới được thiết kế trên nền tảng Open API cho các ngân hàng. Sản phẩm mới này giúp ngân hàng giảm thiểu thời gian kết nối với các công ty fintech và hướng đến việc mở rộng dịch vụ cho ngân hàng nhanh nhất.

Tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán đến từ Nhật Bản cũng giới thiệu về Next Generation Database (Cơ sở dữ liệu thế hệ mới). Cơ sở dữ liệu này giúp tổ chức và quản lý các loại dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc cho ngân hàng, đồng thời cho phép áp dụng các công cụ phân tích hiện đại để hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng và xu hướng của khách hàng trong tương lai. Việc hiểu khách hàng giúp ngân hàng phát triển những dịch vụ, đưa ra những chương trình gần gũi với khách hàng, hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Được biết Payoo hiện đang cung cấp dịch vụ thanh toán cho các loại hóa đơn như điện, nước, điện thoại, truyền hình, internet, tài chính, bảo hiểm... Tính đến hiện tại, Payoo đã liên kết với hơn 10.000 điểm thanh toán trên toàn quốc, thanh toán hơn 300 loại hóa đơn tiện ích với tổng giá trị giao dịch đạt gần 3 tỷ USD/năm.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên