MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bầu Đức có đàn bò Lào kì vọng làm 'phao cứu sinh' còn đây là cách xây dựng thương hiệu tỷ USD không giống ai của đế chế thịt bò Greater Omaha

23-11-2022 - 00:06 AM | Thị trường

Greater Omaha - đế chế thịt bò với tuổi đời hàng trăm năm đã xây dựng thương hiệu của mình theo cách không giống ai.

Bầu Đức có đàn bò Lào kì vọng làm phao cứu sinh còn đây là cách xây dựng thương hiệu tỷ USD không giống ai của đế chế thịt bò Greater Omaha - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhắc đến thịt bò không thể không nhắc đến đế chế thịt bò nổi tiếng thế giới Greater Omaha – công ty thịt bò với tuổi đời xấp xỉ 100 năm. Công ty được thành lập vào năm 1920 và là công ty đầu tiên bán thịt bò Mỹ tại Nhật Bản (2008) và tại Saudi Arabia (tháng 5/2017). Trung Quốc là thị trường lớn mới nhất của hãng này. Đây cũng là hãng xuất khẩu thị bò Mỹ lớn nhất vào châu Âu.

Hiện nay công ty này đang xuất khẩu thịt bò sang 69 quốc gia trên thế giới và đang ngày càng mở rộng thị phần sang nhiều quốc gia khác.

Vào năm 2016, công ty đã đạt doanh thu 1,4 tỷ USD, đánh dấu bước thành công lớn của công ty nhờ vào mô hình kinh doanh độc đáo này

Để có được độ phủ sóng lớn đến như vậy, công ty có cách tiếp cận khách hàng rất không giống ai. Ông Henry Davis, người thừa kế đế chế này từ ông ngoại của mình cho biết ông đặt ra một hạn mức nhất định để tránh bán quá nhiều cho bất cứ khách hàng nào, dù cho đó là nhà hàng, siêu thị, khách sạn hay thậm chí là cả một quốc gia. Chính vì vậy khách hàng luôn tò mò và mong muốn được thử thịt bò từ thương hiệu độc đáo này.

Bầu Đức có đàn bò Lào kì vọng làm phao cứu sinh còn đây là cách xây dựng thương hiệu tỷ USD không giống ai của đế chế thịt bò Greater Omaha - Ảnh 2.

Ông Henry Davis

“Tôi rất thận trọng trong việc bán hàng. Chúng tôi không muốn quá phụ thuộc vào bất cứ thị trường hay khách hàng nào”, ông David chia sẻ.

Chính cách tiếp cận thận trọng để chú trọng xây dựng thương hiệu, tập trung vào chất lượng và lợi nhuận cao đã giúp Davis phát triển đế chế này tăng trưởng gấp 10 lần kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1987.

Bầu Đức có đàn bò Lào kì vọng làm phao cứu sinh còn đây là cách xây dựng thương hiệu tỷ USD không giống ai của đế chế thịt bò Greater Omaha - Ảnh 3.

Quy trình chăn nuôi những chú bò tại Greater Obaha. Ảnh: Greaterobaha.com

Dù là một trong những công ty thịt bò lâu đời nhất tại Mỹ, Greater Omaha không có ý định phát triển quá lớn. 4 nhà cung cấp thịt bò lớn nhất của Mỹ, gồm JBS USA Holdings, Tyson, Cargill và National Beef Packing chiếm khoảng 75% thị phần tính theo doanh thu.

Trong khi đó Greater Omaha là công ty lớn thứ 5 chỉ chiếm 2% thị phần. Mỗi năm, công ty này chỉ bán ra khoảng 350.000 tấn thị bò, con số tương đối nhỏ trong số 12,5 triệu tấn thịt bò tiêu thụ tại Mỹ mỗi năm.

Greater Omaha không cung cấp cho các chuỗi bán lẻ, nhà hàng lớn tại Mỹ. Họ chỉ duy trì sản lượng hàng ngày là 2.400 con bò. David nói thêm: “Chúng tôi không muốn những khách hàng khổng lồ. Nếu bán cho các chuỗi bán lẻ lớn, chúng tôi không có đủ thịt bò để bán cho họ và sẽ chiếm phần quá lớn trong tổng sản lượng của chúng tôi, và tôi không muốn như vậy.”

Cách làm này giúp cũng cho phép khách hàng của David được phép kén chọn. Họ có thể chọn từng con bò từ các trang trại khác nhau.

Bầu Đức có đàn bò Lào kì vọng làm phao cứu sinh còn đây là cách xây dựng thương hiệu tỷ USD không giống ai của đế chế thịt bò Greater Omaha - Ảnh 4.

Sản phẩm thịt bò của công ty

Angelo Fili, Phó giám đốc của Greater Omaha chia sẻ. “Một công ty chỉ cho ra 2.400 con bò mỗi ngày sẽ tạo ra chất lượng hảo hạng. Mỗi chú bò được chăn nuôi thủ công sẽ tốt hơn nhiều so với gia súc được chăn nuôi công nghiệp”.

Hiện đa số bò của Greater Omaha chủ yếu được nuôi tại Nebraska và Iowa với khí hậu tốt và nền cỏ thuộc hàng tốt nhất tại Mỹ. Greater Omaha là công ty được thành lập bởi ông ngoại của Davis - ông Herman Cohen, nhập cư từ Nga vào Mỹ vào năm 1905. Davis bắt đầu dành toàn bộ thời gian của mình vào việc kinh doanh vào năm 1973 sau khi tốt nghiệp đại học Denver với bằng kinh doanh và khoa học máy tính. Thời điểm đó, Greater Omaha chỉ có 40 nhân viên và chế biến 232 con bò mỗi ngày.

Năm 1980, ông mua chiếc máy tính đầu tiên của công ty với giá 5.870 USD. Máy này không có phần mềm nào giúp theo dõi thu chi của các lò mổ và dự toán bán hàng, vì vậy ông đã tự viết phần mềm đó. Ông bắt đầu học viết code và được sử dụng tại Greater Omaha tới tận ngày nay. Davis tập trung vào xây dựng phần mềm có thể phân tích dữ liệu ví dụ như bao nhiêu thịt đã được giao và tỷ lệ mỡ trong mỗi con bò.

Nhờ đó, lần đầu tiên công ty có thể dự báo lượng bò cần cho tuần tiếp theo và chi phí vận hành của mỗi lò mổ cũng như lợi nhuận có được từ một nhà phân phối thịt. Năm 1987, Davis trở thành chủ tịch công ty khi Greater Omaha mang về doanh thu 130 triệu USD mỗi năm và bán 650 con bò mỗi ngày.

Hiện nay, mỗi ngày Great Omaha xử lý 2.400 con bò với quy trình hiện đại và tự động hóa cao giúp đảm bảo chất lượng thịt tươi ngon. Với việc sở hữu hoàn toàn Greater Omaha, Davis hiện là một trong những ông trùm bán thịt giàu có nhất tại Mỹ bất chấp ngày càng nhiều thương hiệu xuất hiện trên thị trường.

Theo Forbes

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên