Bẫy tiền “nguy hiểm nhất mọi thời đại": Hiệu ứng khiến bạn "ảo tưởng" mình mua sắm rất sáng suốt nhưng thật ra...
Bạn đã bao giờ nghe đến hiệu ứng chim mồi, cách người bán hàng khéo léo khiến khách hàng "móc ví" chưa?
- 09-03-2022Loạt biệt thự và khu nghỉ dưỡng rải từ Bắc chí Nam của Hồ Quỳnh Hương: Nữ 'đại gia ngầm' quyết ‘không chồng không con, tiêu tiền không cần đếm’
- 09-03-2022Muốn có tiền nhiều thì phải đánh đổi: Bất kỳ ai cũng có thể trở thành triệu phú nếu sẵn sàng từ bỏ 11 THÓI QUEN này
- 09-03-2022Chuyện nhà chuyện cửa: “Thà ở xa nhưng tiết kiệm tiền chi tiêu còn hơn mua nhà, chen chúc trong trung tâm nhưng khó thở!”
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao các quán cà phê lại hay cho những lựa chọn như cốc nhỏ, cốc vừa và cốc lớn chưa? Hoặc bạn đã từng nghe tư vấn về các gói cước điện thoại với 3 lựa chọn và sau khi quyết định chọn 1 trong 3, bạn cảm thấy mừng vì đã “lời” chưa?
Có thể bạn đã không cẩn thận vấp phải một hiệu ứng mà dân Marketing rất hay sử dụng để tạo ra doanh thu lớn hơn, gọi là “hiệu ứng chim mồi".
Hiệu ứng chim mồi là gì?
Hiệu ứng chim mồi là một hiện tượng trong đó người tiêu dùng có xu hướng thay đổi sở thích mua hàng khi có sự lựa chọn thứ ba - mồi nhử. Nói cách khác, rõ ràng bạn thích phương án A hơn lựa chọn B, do nó rẻ hơn. Tuy nhiên, bạn thường đổi ý khi xuất hiện phương án thứ ba giữa hai phương án này.
Hãy nghĩ đến lần gần đây nhất bạn phải quyết định giữa ba mặt hàng. Ví dụ, bạn đi mua một cốc cà phê, và nó có 3 lựa chọn với kích cỡ khác nhau. Bạn chọn mặt hàng có giá trung bình, nghĩa bạn đã trải nghiệm hiệu ứng chim mồi.
Đó là một kiểu thiên vị nhận thức. Theo đó người tiêu dùng thay đổi sở thích của họ giữa hai lựa chọn khi được giới thiệu với một cái thứ ba - “mồi nhử”. Hiện tượng này còn được gọi là “hiệu ứng thu hút” hoặc “hiệu ứng chi phối bất đối xứng”.
Về cơ bản, tùy chọn thứ ba được định giá để làm cho một trong những lựa chọn khác hấp dẫn hơn nhiều đối với người tiêu dùng. Nó bị “chi phối” về giá trị cảm nhận, chẳng hạn như kích thước hoặc chất lượng. Mục đích là khiến người tiêu dùng hướng tới một lựa chọn có lợi hơn.
Cách hiệu ứng chim mồi “móc ví" khách hàng
1. Thay đổi các thông số bạn đánh giá một sản phẩm
Trong một nghiên cứu, rõ ràng là người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm nhanh hơn khi được giới thiệu “mồi nhử". Một điểm đáng chú ý khác là mồi nhử làm thay đổi sự tập trung của người tiêu dùng từ các thuộc tính cụ thể.
Ví dụ bạn muốn mua một bộ nhớ ngoài. Điều bạn quan tâm là bộ nhớ đó có dung lượng là bao nhiêu. Bạn gặp 2 lựa chọn.
Vì trọng tâm của bạn tại thời điểm này là bộ nhớ tối đa, bạn sẽ chọn tùy chọn B.
Bây giờ, thử đặt thêm một “mồi nhử" ở đây.
Bây giờ, rõ ràng, bạn đang phân vân. Thông số mà bạn chọn từ dung lượng thay đổi sang giá cả. Bởi vì bạn đang nhận cùng 128GB với chi phí rẻ hơn.
2. Giúp biện minh cho quyết định mua hàng của bạn
Chúng ta có thể là những người cố gắng chọn lựa theo lý trí chứ không phải con tim, nhưng điều đó không ngăn được bản thân rơi vào bẫy của một con mồi. Trên thực tế, bạn càng cảm thấy món đồ nào đó là một sự lựa chọn hợp lý, bạn càng có thể mua nhiều thứ phi lý hơn.
Đó là bản chất con người, khi chúng ta đưa ra lựa chọn, mục tiêu không phải là đưa ra quyết định đúng đắn. Trên thực tế, mục tiêu là biện minh cho kết quả lựa chọn của bản thân. Bạn không muốn sai. Do đó bạn cần lý do để biện minh cho việc mua hàng của mình với sự trợ giúp của những phép so sánh.
Làm thế nào để tránh được “mồi nhử”?
1. Hãy cẩn thận nếu bạn là người mua sắm thích “sale"
Nếu bạn là người tìm kiếm đến các phiếu giảm giá, chương trình ưu đãi , hiệu ứng chim mồi có thể ảnh hưởng đến bạn rất nhiều. Thay vì tìm kiếm một sản phẩm phù hợp với nhu cầu cá nhân, bạn sẽ dễ bị “xao nhãng" và chọn một sản phẩm khác vì sản phẩm “mồi nhử".
Cẩn trọng, và hiểu được bản thân muốn tìm điều gì từ mỗi lần mua sắm.
2. Cần lưu ý với các sản phẩm được bán theo bộ ba
Điều này là bởi 3 là con số tối ưu các lựa chọn. Không quá nhiều để bạn bối rối. Song, cũng không quá ít để bạn cảm thấy mình không có đủ lựa chọn. Mồi nhử hoạt động tốt nhất khi có ba lựa chọn, nếu so sánh giữa 2 hoặc 4 sản phẩm, nó được nghiên cứu là không có tác động lớn đến vậy.
3. Tính chi phí cho mỗi đơn vị
Mặc dù điều này có vẻ là một nhiệm vụ hơi khó so với những người không quá “nhạy” với các con số. Bạn có thể không quá quan tâm đến điều này đối với những món đồ ít tiền. Tuy nhiên, hãy cân nhắc tính chi phí cho mỗi đơn vị với các sản phẩm có giá trị cao.
Bất cứ khi nào bạn bắt gặp sự chênh lệch về giá cả hoặc các mối quan hệ không cân xứng, rất có thể bạn sẽ bị mua hớ bởi mồi nhử.
Ảnh: Tổng hợp
Pháp Luật và Bạn đọc