Bày tỏ quan ngại, ĐBQH lấy chuyện Vũ "Nhôm" có vài ba hộ chiếu công vụ và ngoại giao làm ví dụ
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh đề nghị xử lý nghiêm những người có chức, có quyền cấp hộ chiếu sai quy định và gây hậu quả nghiêm trọng, tránh những trường hợp phạm tội rồi đào thoát như Vũ Nhôm.
- 12-06-2019Quốc hội tiến hành phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự; thảo luận 2 dự án luật
- 12-06-2019Quốc hội sẽ bàn gì trong năm 2019 và 2020?
- 10-06-2019Nghi vấn lobby ĐBQH ở dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: "Mời làm sao hết 500 đại biểu Quốc hội đi nước ngoài"
- 06-06-2019Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Từ chuyện áp dụng trí tuệ nhân tạo ở Quốc hội tới xây dựng du lịch 4.0
Sáng 12/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Góp ý về nội dung trong dự án luật, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh của Hà Nội nói: "Tôi đề nghị bổ sung thêm một loại hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn là ‘lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cho phép làm giả giấy tờ, cho phép xuất cảnh, nhập cảnh trái quy định của pháp luật’", bà Tâm nhắc đến những điều bị nghiêm cấm trong dự thảo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Về những trường hợp được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, bà Khánh đề nghị Chính phủ nghiên cứu sắp xếp lại các nhóm đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ sao cho ngắn gọn, khoa học và tránh trùng lặp với các chức danh chỉ thuộc về một người.
Ủng hộ Phương án 1, quy định cụ thể đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; cơ quan có thẩm quyền quyết định, cử, cho phép người thuộc diện cấp hộ chiếu ngoại giao, công vụ ra nước ngoài, bà Khánh nhấn mạnh: "Ví dụ, trường hợp Vũ nhôm có vài ba hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ cùng thời điểm. Phải chăng, nó bắt nguồn từ quy định trùng lặp. Đề nghị Chính phủ gia công xây dựng phương án 1 cho tốt hơn, rõ ràng và minh bạch, tránh chồng chéo, dễ phát sinh lạm quyền".
Cũng liên quan đến việc quản lý sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương của tỉnh Ninh Thuận cho rằng dự thảo Luật còn thiếu đối với các quy định về quản lý, sử dụng còn thiếu, đặc biệt là các quy định về sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Ông Cương đề nghị ban soạn thảo tăng cường thêm các quy định liên quan đến quản lý và sử dụng hộ chiếu công vụ, hộ chiếu ngoại giao.
Điều khoản không được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đi nước ngoài vì mục đích cá nhân cũng được ông Cương nhắc tới bởi với nhiều trường hợp, điều này khó thực hiện. "Đối với nhân viên ngoại giao, hộ chiếu để sử dụng đi làm việc các nước là hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Nhưng có thể, trong một thời gian làm nhiệm vụ ở đó, họ có thể đi nghỉ hè, đi với mục đích cá nhân ở một nước khác. Lúc đó, làm sao họ sử dụng hộ chiếu phổ thông được", ông Cương nói.
Một số đại biểu cũng đóng góp nhiều về Hộ chiếu điện tử. Việc áp dụng công nghệ, trong đó tích hợp một chip điện tử vào hộ chiếu sẽ làm tăng sự an toàn và tiện lợi với người sử dụng. Ngoài ra, việc sử dụng hộ chiếu điện tử và kiểm soát nhập cảnh bằng hệ thống tự động sẽ phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của Hộ chiếu điện tử, đại biểu Phạm Tất Thắng của Bắc Giang cho biết: "Hiện nay, đã có ít nhất 82 nước trên thế giới và 28 nước thuộc liên minh châu Âu từ năm 2017 đã chuyển sang dùng hộ chiếu điện tử, nghĩa là hơn một nửa số nước đã sử dụng hộ chiếu công nghệ cao trong đó có cả nước láng giềng với chứng ta như Lào và Campuchia".