Cầu đường sắt Bình Lợi tại Km1719+089 nằm trong khu vực Bình Triệu - Gò Vấp, trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM. Ảnh Văn Minh
Cầu được xây dựng vào năm đầu 1900 và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1902. Ảnh Văn Minh
Cầu dài 276 m với 6 nhịp, là cầu sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên được xây dựng. Ảnh Văn Minh Cầu được kết cấu vòm thép, mặt gỗ và có đường ray xe lửa nối Sài Gòn với Biên Hòa (Đồng Nai). Nhịp giữa quay được cho tàu qua, xây dựng bởi Công ty Pháp. Ảnh Văn Minh Sau gần 120 năm khai thác, cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, chiều cao thông thuyền hiện tại của cầu chỉ 1,8 m nên khi thủy triều lên nhiều tàu thuyền bị mắc kẹt dưới gầm cầu. Ảnh Văn Minh Năm 2015, trong dự án cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu sắt Bình Lợi (TPHCM) đến cảng Bến Súc (Bình Dương). Ảnh Văn Minh Theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Ảnh Văn Minh Bộ Giao thông vận tải phê duyệt xây dựng một cây cầu xe lửa mới. Ảnh Văn Minh ...với tổng mức đầu tư là 1.302 tỉ đồn. Ảnh Văn Minh Cầu mới được xây cách cầu cũ 12 m về phía hạ lưu với độ thông thuyền 7 m để không ảnh hưởng đến giao thông thủy. Sau khi hoàn thành sẽ giúp vận tốc chạy tàu qua cầu Bình Lợi đạt 100 km/h. Ảnh Văn Minh Trước ngày tháo dỡ, UBND TP đề nghị Bộ GTVT phương án bảo tồn nguyên trạng một phần cầu đường sắt Bình Lợi. Ảnh Văn Minh Cụ thể, bảo tồn nguyên trạng 2 nhịp cầu (trong đó có 1 nhịp quay) và 1 tháp canh phía quận Thủ Đức. Ảnh Văn Minh Nhằm lưu giữ dấu tích xưa của cầu đường sắt Bình Lợi phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu khoa học về ngành đường sắt, và phát triển du lịch của thành phố. Ảnh Văn Minh Tấm biển ghi Km trên cầu. Ảnh Văn Minh UBND TPHCM sẽ bố trí nguồn kinh phí thực hiện công tác bảo tồn và phân cấp cho cơ quan, đơn vị có chức năng thực hiện việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng, vận hành khai thác theo quy định (sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ GTVT). Ảnh Văn Minh Những hình ảnh cũ kĩ trên cây cầu 117 năm tuổi. Ảnh Văn Minh Thanh gỗ mục nằm lại trên cầu. Ảnh Văn Minh Hiện nay, ngoài việc để tàu lửa chạy trên cầu, các phương tiện xe máy đã cấm qua, chỉ phục vụ thêm người đi bộ. Ảnh Văn Minh Những miếng sắt lớn... và cả những thanh sắt thép đã rỉ màu theo năm tháng. Ảnh Văn Minh Chốt gác tàu nằm dưới chân cầu với tấm bảng rất xưa. Ảnh Văn Minh Tháp canh nằm phía bờ của quận Thủ Đức được UBND TPHCM đề xuất giữ nguyên hiện trạng. Ảnh Văn Minh Khu vực cầu đường sắt Bình Lợi cũ (phía bờ quận Bình Thạnh) sẽ được tháo dỡ xây dựng bến thủy nội địa phục vụ giao thông vận tải đường thủy. Ảnh Văn Minh Video cầu sắt Bình Lợi 117 tuổi nhìn từ trên cao