Bé 3 tuổi tử vong vì nhai gạo sống với tương tekka chữa ung thư: Chuyên gia nói gì?
Bé gái có các vết bầm dưới da dã được bố mẹ đưa đi khám. Tại bệnh viện bé được chẩn đoán ung thư máu thể Lơ xê mi cấpnhưng bố mẹ bé cho con về thực dưỡng khiến bé tử vong.
- 09-07-2020Có 4 điểm cần lưu ý khi mua đỗ để tránh rước về loại kém chất lượng, không tốt cho sức khỏe
- 09-07-2020Ai dễ bị ung thư nhất? Câu trả lời sẽ khiến bạn phải giật mình và trân trọng sức khỏe bản thân hơn!
- 09-07-2020Hoặc là dành ra 30 phút mỗi tối cho giấc ngủ ngon và buổi sáng tràn đầy năng lượng, hoặc là chào đón một ngày mới tệ hại!
Tử vong vì thực dưỡng
Bệnh nhi là 1 bé gái 30 tháng tuổi. Bé bị bầm xuất huyết dưới da nên được đưa đến Bệnh viện Trung uơng Thái Nguyên khám. Bác sĩ chẩn đoán là "theo dõi Lơ xê mi cấp" - ung thư máu dạng cấp.
Sau đó, Bệnh viện đề nghị chuyển cho Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương để điều trị tiếp. Tuy nhiên, mẹ của bé đã quyết định bỏ điều trị và tìm đến một nhân vật bán hàng thực dưỡng trên mạng chữa ung thư.
Cách "điều trị" cho cháu bé là nhai gạo sống, ăn cơm lứt với tương tekka, nhai trà thất vị (một loại trà gồm nhiều loại gạo và đậu rang lên, nấu nước, do chính người bán tự pha chế từ các nguyên liệu thực dưỡng), ăn tương sắn dây.
Người mẹ cũng phải ăn theo "số 7" (chế độ ăn chỉ bao gồm cơm lứt muối vừng) trong khi cho con bú. Người bán cũng giải thích kỹ: đến khi nào các vết bầm biến mất hoàn toàn nghĩa là cháu đã khỏi bệnh, vì những chỗ bầm tím là dấu hiệu cho biết tình trạng máu độc hay sạch (bầm đen là máu độc, hết bầm là máu sạch). Kết quả cháu bé đã tử vong khiến nhiều người thương xót, cha mẹ bé ân hận.
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K
GS.TS Lê Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K trung ương cho biết: "Trong cơ thể của bệnh nhân ung thư đương nhiên là cùng tồn tại song hành cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, chúng đều tồn tại và phát triển bằng các nguồn thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể.
Hiểu một cách đơn giản bất kì loại dưỡng chất, nguồn năng lượng nào nuôi sống chúng ta thì cũng nuôi sống tế bào ung thư. Việc kiêng khem các loại thực phẩm giàu đạm, protein... chỉ ăn thực dưỡng, ăn chay trường mà nghĩ rằng nó có thể giết chết tế bào ung thư và khỏi bệnh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và phản khoa học.
GS Hương cho rằng không có một bằng chứng lâm sàng nào có giá trị nghiên cứu cao cho thấy chế độ ăn uống thực dưỡng là hữu ích cho những người mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh khác, và nó có thể gây hại.
Cả American Cancer Society (Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ) và Cancer Research UK (Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh) đều khuyên không nên áp dụng chế độ ăn kiêng này.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo "chế độ ăn ít chất béo, chất xơ bao gồm chủ yếu là các sản phẩm thực vật"; tuy nhiên, họ kêu gọi những người mắc bệnh ung thư không nên dựa vào chương trình ăn kiêng như một phương pháp điều trị duy nhất hoặc chính.
Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư, do đó bệnh nhân ung thư nên đến gặp bác sĩ điêu trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.
Chỉ mang yếu tố tinh thần
Bác sĩ Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai tại khoa Cấp cứu A9 từng cấp cứu cho nhiều bệnh nhân suy kiệt vì thực dưỡng. Bác sĩ Hùng cho biết có bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu nhưng không trị theo tây y mà tìm đến thực dưỡng. Kết quả 3 tháng sau bệnh nhân vào viện cấp cứu vì suy kiệt.
Lúc này, bác sĩ chỉ tìm mọi cách cứu bệnh nhân khỏi suy nhược còn ung thư thì chịu vì tế bào đã di căn tùm lum. Bệnh nhân đã tự bỏ qua thời gian vàng điều trị.
Bác sĩ Hùng cho biết bình thường có 2 loại gạo, gạo lứt (brown rice) và gạo trắng (white rice) phân biệt bởi màu sắc.
Nguồn gốc của chúng đều từ hạt thóc, chỉ là khác nhau ở cách xay xát, gạo lứt sau khi bỏ lớp trấu bên ngoài thì giữ lại lớp vỏ ngoài màu nâu đỏ mỏng tang cùng mầm gạo (còn gọi là cám gạo), còn gạo trắng thì bỏ nốt lớp vỏ này rồi được đánh bóng (còn gọi là hạt gạo).
Một bệnh nhân cấp cứu vì ăn thực dưỡng
Như vậy, cám gạo trong gạo lứt là thành phần duy nhất mà gạo trắng không có. Cám gạo chiếm 7-8% thành phần hạt, có chứa nhiều chất xơ, vitamin B, một số khoáng chất như Mg, Mn, P và có nhiều hơn đến 40% Protein so với gạo trắng.
Tuy vậy gạo chủ yếu là để cung cấp carbonhydrat. Ngoài ra cám gạo còn có nhiều chất béo đặc biệt là gamma-Oryzanol là loại acid béo không no có tính chống oxy hóa cao (gấp 4 lần vitamin E) tốt cho tim mạch, làm giảm cholesterol máu. Rõ ràng là gạo lứt tốt hơn gạo trắng.
Tuy nhiên, các vi chất vừa kể ra ấy nó nằm trong lớp màng bao quanh hạt gạo chỉ chiếm 7-8%, số lượng khá nhỏ. Gần 200g gạo nấu lên mới có 80-85mg Mg (ăn được 200g gạo này 1 bữa rất khó), trong khi 1 bát cải xoăn đã có 150mg Mg.
Bên cạnh đó, 100g gạo trắng có 6g protein, gạo lứt nhiều hơn 40% khoảng 8g/ 100 g gạo. Nhưng về mặt khoa học thì sự hấp thu protein từ gạo lứt không cao hơn gạo trắng, trong khi 1 miếng thịt cũng đủ lượng protein này thay vì cho bộ máy tiêu hóa "làm việc" quần quật để hấp thu chút đạm ít ỏi từ gạo lứt.
Để tận dụng được cám gạo, chúng ta không thể đem nấu ăn rồi chờ hệ tiêu hóa hấp thu dần dần lượng này, thông thường cám lẫn trấu chỉ có vài loài động vật nhai lại mới tiêu hóa được vì chúng có hệ enzym tiêu hóa riêng. Vì vậy, việc thực dưỡng, nó mang ý nghĩa thanh lọc và tinh thần là chính, không có giá trị nào khác.
Trí thức trẻ