Bê bối chưa từng có ở ngân hàng máu cuống rốn trải rộng khắp châu Á: Cha mẹ phải chi trả bao nhiêu cho dịch vụ này?
Vụ bê bối liên quan đến Cordlife Group đã khiến hàng chục nghìn phụ huynh trên khắp châu Á vô cùng phẫn nộ.
- 23-04-2024Một mặt hàng giá vài chục nghìn đồng tạo ra cả nửa tá tỷ phú USD tại Trung Quốc: Người tràn trề hy vọng khi chào sàn, kẻ ‘khóc ròng’ vì thị trường khốc liệt khiến cổ phiếu giảm 90%
- 23-04-2024Đi ngược xu hướng giảm trên toàn cầu, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng giá mạnh trong năm 2024
- 23-04-2024Thống đốc BOJ lên tiếng ngay trước thềm cuộc họp chính sách: Ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát tăng tốc
Bê bối chưa từng có
Là một trong những ngân hàng máu cuống rốn lớn nhất châu Á, Cordlife Group Ltd., có trụ sở tại Singapore, gần đây đã hứng chịu làn sóng phẫn nộ lớn từ các khách hàng của mình sau khi làm hỏng hàng ngàn mẫu máu do xử lý không đúng cách.
Được biết, bê bối này đã bắt đầu nổ ra kể từ tháng 11 năm 2023 khi có thông tin tiết lộ rằng 7 trong số 22 bể chứa máu cuống rốn trong công ty bị hỏng do đặt ở nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ phù hợp là -150 độ C.
CNA cho biết, ước tính đã có khoảng 2.200 đơn vị máu cuống rốn đã bị hư hỏng. Hôm 22/04, Bộ Y tế (MOH) đã ra lệnh điều tra thêm về các bể chứa Cordlife khác và ước tính có khoảng 5.300 mẫu máu trong một bể khác "không thể tồn tại được". Nguyên nhân là lượng nitơ lỏng trong các bể chứa không đủ, khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức cho phép.
Sau thông báo mới nhất của MOH, Cordlife đã thông báo cho các bậc cha mẹ bị ảnh hưởng rằng các đơn vị máu cuống rốn đã bị hỏng do "những thiếu sót trong cách tiến hành, giám sát, báo cáo nhiệt độ", gây ra sự chậm trễ trong việc bổ sung nitơ lỏng để điều chỉnh nhiệt độ bể.
Cha mẹ phải chi trả bao nhiêu cho dịch vụ này?
Dù chưa được kiểm chứng về mức độ an toàn cũng như công dụng nhưng việc lưu trữ cuống rốn của trẻ sơ sinh đã được nhiều bậc cha mẹ tại nhiều quốc gia châu Á như Singapore, Trung Quốc, Phillipines,.... lựa chọn với niềm tin tế bào gốc chứa trong các cuống rốn đó có thể cứu sống con họ nếu đứa trẻ mắc bệnh.
Theo một số nguồn tin, để máu cuống rốn (hay tế bào gốc) của con được lưu trữ, phụ huynh sẽ ký hợp đồng và cần phải chi trả số tiền không hề nhỏ từ 4.300 USD (khoảng 109 triệu VNĐ) đến 8.500 USD (216 triệu VND) tùy theo từng gói dịch vụ từ lưu trữ máu cuống rốn, trung mô, biểu mô đến mô dây rốn, màng dây rốn,... Đối với các gia đình muốn lưu trữ cuống rốn của 2 con trở lên, giá dịch vụ sẽ được giảm khoảng 400 USD/người.
Số tiền lưu trữ thường sẽ được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thanh toán 50% ngay sau khi ký hợp đồng và giai đoạn 2 là sau khi em bé được sinh ra. Với nhiều ngân hàng cuống rốn, khách hàng cũng sẽ phải trả chi phí lưu trữ hàng năm và một số khoản tiền khác.
Kế hoạch bồi thường gây phẫn nộ
Sau khi vụ bê bối của Cordlife nổ ra, Cordlife đã liên hệ với những khách hàng bị ảnh hưởng qua email và cam kết bồi thường cho các khách hàng của mình chi phí lưu trữ hàng năm kể từ thời điểm máu cuống rốn của con cái họ được cho là không thể sử dụng được do bảo quản sai cách.
Do đó, một số khách hàng sẽ được hoàn trả phí lưu trữ trong 4 năm (2019 - 2022) nhưng sẽ có những khách hàng được hoàn trả chi phí trong 1 năm (2022 - 2023). Cordlife cho biết khoản tiền hoàn lại từ năm 2019 dành cho các đơn vị máu cuống rốn bị hỏng khi được bảo quản trong thùng gửi hàng khô còn những đơn vị máu cuống rốn từ năm 2022 bị hỏng do được bảo quản trong thùng chứa.
Chủ doanh nghiệp 45 tuổi, người từ chối nêu tên, đã được hoàn lại các khoản phí hàng năm mà ông đã trả kể từ năm 2022 và cho biết ông đã trả cho Cordlife tổng cộng 4.460 USD (113 triệu VNĐ) để thu thập và lưu trữ máu dây rốn cho đứa con lớn của mình, cộng thêm phí hàng năm khoảng 250 USD (5 triệu VNĐ). Tuy nhiên, ông không tin rằng cuống rốn lưu trữ của con mình mới chỉ bị hỏng trong thời gian gần đây.
"Việc Cordlife đề nghị hoàn lại phí lưu trữ một năm là thiếu công bằng. Tôi sẽ không chấp nhận đề nghị hoàn lại tiền của họ. Nếu đơn vị máu cuống rốn của con tôi được bảo quản không đúng cách trong nhiều năm thì ít nhất tôi cũng phải được hoàn lại tiền cho những năm đó chứ không chỉ một năm." - người cha nói.
Một phụ huynh khác, người được gọi là Debby (41 tuổi) cho biết cô đã được hoàn lại số phí hàng năm trị giá 250 USD/năm kể từ năm 2019. Khoản hoàn trả chỉ tính từ năm 2019 có nghĩa là số phí lưu trữ trong vòng 10 năm (2009 - 2019) mà cô bỏ ra đều không có ý nghĩa gì.
"Đó chính là điều khiến tôi khó chịu. Điều đó có nghĩa là tôi trả tiền chẳng để làm gì cả. Làm sao họ có thể... hoàn tiền từ năm 2019 đến nay? Vậy trước đó chúng ta đã trả tiền cho cái gì?" - Debby cho biết.
Khi được hỏi liệu có chấp nhận hoàn lại tiền hay không, cô nói rằng bản thân vẫn đang "cân nhắc các lựa chọn". Điều này bao gồm việc thực hiện hành động pháp lý chống lại Cordlife. Nhưng người phụ nữ này không chắc liệu việc kiện công ty có ảnh hưởng gì không khi 7 người trong đội ngũ quản lý, bao hồm CEO, Giám đốc Tài chính và các thành viên Hội đồng quản trị của Cordlife hiện đã bị bắt giữ.
Nguồn: CNA
Phụ Nữ Mới